
Sự tỉ mẩn của người làm bánh măng thể hiện ở những sợi măng thật mảnh màu vàng nhạt, chỉ nhỉnh hơn sợi tóc một chút mà người làm bánh phải dùng một cái lược dày để chải vào một khúc măng non mới thành từng sợi, xong đem luộc trong nồi nước có chút phèn chua khoảng 20 phút để không còn mùi và vị hăng, sau đó vớt ra xả sạch phèn, vắt khô rồi rim với đường rim theo tỷ lệ 1/1 (1 chén măng/1 chén đường).

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế
Bột sau khi nhồi được vo viên cỡ quả trứng gà, đem luộc chín rồi vớt ra nhồi tiếp cho thật dẻo. Nước đường và măng đã rim được cho vào bột, quấy luôn tay trên bếp lửa riu riu, đến khi bột đặc lại thì đem áo với đường trắng, cắt hình khối vuông, phủ một lớp mè và được gói trong hộp giấy, bên ngoài là một lớp giấy bóng kính nữa (bánh măng và bánh mận thường đi một cặp, giấy bóng kính phủ ngoài hộp có màu vàng và màu hồng).
Điều đáng nói là hiện tại, hai loại bánh này vẫn được bán kèm với nhau với hai màu sắc đặc trưng, và cả người bán lẫn người mua vẫn gọi bằng cái tên mặc định một cặp là bánh măng – bánh mận.
Thế nhưng, tiếng là hai loại bánh thật ra chúng hoàn toàn giống nhau, chỉ là một thứ bánh mận nhân dừa sợi. Có lẽ cái tỉ mỉ trong chế biến những sợi măng khiến người ta ngại làm chúng.

Leave a Reply
View Comments