Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt. Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là hạt bụi vàng tô điểm lấp lánh cho mảnh đất kinh kỳ Hà Nội trong hôm nay và cả mai sau. Trong dịp du lịch Hà Nội, bạn đừng quên tham quan, khám phá và trải lòng với những xúc cảm hoài niệm cùng Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhé!
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt – Ảnh: Nam tòi
Một góc văn miếu bình yên, trong lành làm nao lòng người – Ảnh: Trần Đức Khôi
Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa.
Kiến trúc truyền thống quen thuộc khiến bao người ngẩn ngơ ngắm nhìn mãi – Ảnh: Luctrachanh D
Sơ đồ tham quan di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.
Khuê Văn Các với những đường nét chạm khắc độc đáo – Ảnh: Tuan Nguyen Huy
Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu – Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh – thờ bố mẹ Khổng tử).
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – nơi lữu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt – Ảnh: Trần Đức Khôi
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.
Ông đồ viết thư pháp trong dịp năm mới – Ảnh: Quang Trung
Ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bạn cũng sẽ cảm thấy bình yên lạ kỳ, tựa như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng trước. Chạm bước chân đầu tiên vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bạn sẽ ngỡ như được rời khỏi thực tại, bỏ lại sau lưng phố thị ồn ào, sầm uất.
Văn miếu nhuộm màu hoài cổ theo thời gian – Ảnh: Vinh Haifangshi
Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 77% tại Hà Nội
Những người con đất Việt mỗi khi có dịp đặt chân vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám lại thấy bồi hồi, bâng khuâng và xúc động lạ kỳ trước vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm của “ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt”. Những giá trị xưa cũ từ lối kiến trúc truyền thống đến những đường nét, chi tiết chạm khắc tinh tế, sắc sảo cũng khiến mọi người cảm nhận được linh hồn cổ xưa của đất nước này.
Dòng nước trong xanh soi bóng cảnh vật trữ tình – Ảnh: Vinh Haifangshi
Văn Miếu – Quốc Tử Giám như một ngọn nến vẫn luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Lạc bước vào ngôi trường ấy, dường như bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực, như được nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình khám phá tri thức nhân loại và luôn nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.
Các em nhỏ nối đuôi nhau tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Ảnh: Khanh Nguyen
Du khách nhộn nhịp tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Ảnh: Nick Allibone
Khám phá Hà Nội – Văn Miếu “Biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam”
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ
Hà Nội vẫn đang từng ngày đổi mới hiện đại và văn minh, thế nhưng đâu đó ở những góc phố của đất thủ đô vẫn luôn tồn tại những di tích cổ kính, trầm mặc và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, là hai mảnh ghép tồn tại song song cùng nhau. Chính vì thế, quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ luôn là một phần linh hồn của đất kinh kỳ Hà thành, của đất nước Việt Nam và sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những dân đất Việt.
Mỹ Phượng – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments