Vừa qua, trong chuyến đi lên Lào Cai, tôi được nghe kể về chuyện “dựng vợ, gả chồng” cho đôi uyên ương Lý Láo San và Lò Tả Mẩy ở xã Tả Van, huyện Sa Pa. Câu chuyện như một bài ca về tính cẩn trọng, sự nhẫn nại của người Dao Đỏ trong văn hóa Việt Nam.
Nét đẹp của người con gái Dao đỏ
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai
BỐN LẦN ĐI LẠI
Hôn nhân của người Dao đỏ rất thiêng liêng, không thể nay lấy, mai bỏ. Do đó, để đi đến ngày cưới, nhà trai phải đi lại với nhà gái tới 4 lần, sau mỗi lần, hai bên đều có thể dừng lại nếu thấy có gì bất ổn. Người Dao đỏ khi lập gia đình, không dựa vào tiêu chuẩn hay đức tính, mà dựa vào tuổi tác để xem đôi bên có hợp nhau không.
Lần thứ nhất, bố chàng trai đi đến nhà gái đặt vấn đề, đại ý: chúng tôi có con trai tuổi này, có thể hợp với tuổi con gái nhà này, nếu gia đình đồng ý thì “mở cửa” để đôi bên làm thông gia. Nói xong, bố chàng trai đặt 1 cần câu cá, 2 đồng bạc, 2 vòng tay lên bàn rồi ra về. Hai ngày sau, nếu nhà gái không đem trả lại lễ vật thì coi như đã nhận lời.
Chuẩn bị rước dâu
Lần thứ hai, nhà trai xem ngày lành, đem lễ vật gồm 2 vòng tay, 2 đồng bạc và chai rượu sang nhà gái. Bố chàng trai rót 2 chén rượu mời bố cô gái, rồi nói đại ý: nhà trai vẫn mong muốn được kết thông gia, nếu đồng ý thì hai ta cạn chén rượu này. Hai ngày sau, nhà gái không trả lại lễ vật thì coi như nhất trí. Ở hai lần này, trên đường về nhà, nếu bố chàng trai gặp người đánh nhau, hay trâu bò húc nhau… thì coi như “đường không thông”, sự đi lại sẽ chấm dứt và đến nhà gái xin lại lễ vật.
Lần thứ ba, bố chàng trai mang con gà trống sang nhà gái, làm thịt và cùng nhau xem chân gà. Nếu có ngón chồng lên nhau là không được, hai bên phải dừng lại. Nếu các ngón cong đều, chuyện hôn nhân mới được tính đến, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật gồm 5 đồng bạc, 10 lít rượu, 1 đôi gà, 1 lợn, nửa cân muối, nửa cân mì chính, 1 cân miến, 1 gói ớt, 1 gói thảo quả, 1 tập giấy bản đỏ, và tiền để ăn hỏi. Hai bên sẽ lập Bản cam kết hôn nhân, đưa lên bàn thờ cúng.
Rước dâu
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Sapa
Lần thứ tư, sau 6-7 tháng chuẩn bị gạo, rượu, thịt… nhà trai xem ngày tổ chức và báo cho nhà gái biết. Lễ cưới thường diễn ra khoảng 1 ngày ở nhà trai. Nếu nhà gái ở xa, họ phải đến nhà trai từ chiều hôm trước, riêng cô dâu phải ở tại lán dựng tạm gần nhà trai, đúng giờ đón dâu mới được vào.
Trong 4 lần này, thường là ở lần thứ ba, sau khi xem chân gà, mới chắc chắn chuyện hôn nhân có thành hay không.
MỘT NĂM CHUẨN BỊ
Ai cũng vui vẻ, tươi cười
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
Trong đám cưới người Dao đỏ, cái được mọi người quan tâm nhiều nhất là bộ trang phục cưới của cô dâu. Bộ này gồm… 18 thành tố với 21 đầu hiện vật, được mặc theo thứ tự như sau: khăn quấn tóc, yếm, áo, quần, thắt lưng to, thắt lưng đính chuông bạc, thắt lưng vải trắng, 2 khăn quấn chéo ngực, vòng cổ, mũ cưới, khăn đỏ dài, 2 khăn đính đồng bạc, 2 khăn đính quả bông đỏ, khăn sau lưng, khăn đính quả chuông bạc, khăn thêu hoa văn, khăn vải trắng và cuối cùng là ô che đầu.
Với bộ trang phục đồ sộ này, cô dâu phải chuẩn bị hàng năm trời. Trong đó, công phu nhất là công đoạn nhuộm chàm và thêu hoa văn. Riêng thêu hoa văn mất từ 3-4 tháng và phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Hoa văn trên áo phía trước thêu hình quả núi, trên có cây to, dưới cây nhỏ; hoa văn sau lưng là hình cây cỏ; chỉ có hoa văn ở cổ áo là tùy ý thích của cô gái.
Bộ trang phục được cô dâu và nhà gái hết lòng chăm lo. Bởi lẽ, cả 4 lần nhà trai đi lại nhưng chú rể chưa 1 lần gặp mặt cô dâu. Ấn tượng mạnh mẽ ban đầu của chú rể với cô dâu chính là bộ trang phục ngày cưới, có thể coi đây là một tác phẩm độc đáo của sắc màu và sự tinh xảo trong từng đường nét hoa văn, do cô dâu làm. Nó nói lên sự nhẫn nại, tính khéo léo và đức hạnh của cô dâu. Vì thế, các bé gái ngay từ khi lên 8-10 tuổi đã được mẹ và chị dạy từ dễ đến khó các công đoạn để hoàn tất một bộ trang phục.
KIÊNG CỮ TỈ MỈ
Trong ngày cưới, có hàng chục điều kiêng cữ, tỉ mỉ và quan trọng đến mức mà các gia đình thường thuê hẳn một người, gọi là chủ hôn để hướng dẫn và giám sát chuyện này. Khi ra khỏi nhà, em gái cô dâu cầm tà áo của cô dâu “dắt” đi, vào đến cửa nhà trai, tà áo này được trao cho em gái chú rể dắt vào nhà. Suốt cả quãng đường, bất kể chuyện gì cũng không được buông tà áo ra.
Cô dâu chú rể trong nghi thức cưới
Xem thêm: Các tour du lịch Sapa – Lào Cai
Thêm nữa, theo truyền thuyết của người Dao đỏ, trong ngày cưới, cô dâu là người đẹp nhất, rất dễ bị thần mặt trời bắt, nên dù mang trên người một bộ trang phục đồ sộ, kín mít từ đầu tới chân, nhưng vẫn có người cầm ô che trên đầu cô dâu để che giấu mặt trời. Rồi thì, trước khi vào nhà chồng, cô dâu phải rửa tay ở chậu nước đã được thầy cúng làm phép, rồi bước qua chậu than hồng để vào cửa chính của nhà trai.
Chuyện bước chân vào cửa nhà chồng cũng cẩn trọng hết mức. Tùy theo tuổi và theo giờ, cô dâu phải bước vào cửa hướng Đông hay hướng Tây, Nam, Bắc; nếu hướng đó không có cửa thì phải tháo vách mà vào…
Không biết có phải do cẩn trọng trong việc dựng vợ gả chồng hay không, nhưng thực tế là hôn nhân của người Dao đỏ cực kỳ bền vững. Theo ông Lý Phù Tình, ở Tả Van, Sa Pa thì cả đời ông chưa từng chứng kiến hoặc nghe nói về chuyện li dị của người Dao đỏ./.
Leave a Reply
View Comments