Tử Cấm Thành Huế

Tử Cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long  thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.
 

Ngoại cảnh Tử Cấm Thành Huế

 

Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn. Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm.
Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào.
 


Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804)

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Huế

Thành có bình diện hình chữ nhật, cạnh nam, bắc dài 341m, cạnh đông, tây dài 308m chu vi 1300m. Tường thành xây hoàn toàn bằng gạch vồ, dày 0,7m, cao 3,7m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính Đại Cung Môn, kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói lưu li vàng.

 

Tường thành được xây hoàn toàn bằng gạch vồ

 

Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân). Thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường (ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp). Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Tất cả các cửa thành ở ba mặt đông, tây, bắc đều xây bằng gạch và vôi vữa, mái chồng nhiều tầng, làm giả ngói.
 

Lối vào Tử Cấm Thành uy nghi

 

Xem thêm: Các khách sạn gần với Tử Cấm Thành Huế

 

Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
Khu vực cung Càn Thành, từ Đại Cung Môn đến điện Càn Thành bao gồm cả điện Cần Chánh, điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Tả Vu, Hữu Vu. Từ điện Cần Chánh trở ra phía trước là nơi vua thiết thường triều cùng các cận thần. Có thể xem đây là phần nối dài của khu Ngoại triều, gắn liền với khu vực cử hành nghi lễ từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa. Từ bức bình phong sau lưng điện Cần Chánh trở về bắc là phần Nội Đình. Đây là khu vực ăn ở, sinh hoạt của vua và gia đình cùng những người phục vụ.

Khu vực Cung Khôn Thái nằm ở phía bắc cung Càn Thành, bao gồm điện Khôn Thái, điện Trinh Minh… là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung. Ở phía đông là khu vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua, bao gồm Thượng Thiện đường, Thái Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển..

Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau

 

Tử Cấm thành và cả Hoàng thành Huế nói chung bị thiệt hại nặng bắt đầu với chiến lược tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh sau khi quân đội Pháp cố tái chiếm Đông Dương. Từ trước ngày 19 Tháng Chạp năm 1946 điện Kiến Trung, điện Cần Chánh, cung Càn Thành, và nhiều dinh thự khác bị Việt Minh triệt hạ hoàn toàn. Đến nửa đêm 19 thì lực lượng Việt Minh đặt mìn giật sập cầu Tràng Tiền để cản đường quân Pháp.
 

 

Tử Cấm thành và cả Hoàng thành Huế nói chung bị thiệt hại nặng bắt đầu với chiến lược tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh

 

Hơn 20 năm sau trong “Chiến dịch Mậu Thân 1968”, quân đội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiếm thành Huế và giao tranh dữ dội với Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong 25 ngày làm Kinh thành Huế thêm hư hại nặng, đặc biệt là khu vực Tử Cấm thành.
 

Khu vực Tử Cấm Thành nhiều công trình đã bị san phẳng chỉ còn là phế tích

 

Khu vực Tử Cấm Thành nhiều công trình đã bị san phẳng chỉ còn là phế tích. Năm 2006, Nhà Nước cho trùng tu một số hạng mục công trình trong Tử Cấm Thành với kinh phí lên đến 82,7 tỷ đồng.  Hiện nay, trong Tử Cấm Thành tại kinh đô Huế còn giữ được các di tích minh chứng cho thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.

Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.

Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến Tử Cấm Thành Huế

 

Thái Bình Lâu được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, là nơi để nhà vua có thể nghĩ nghơi lúc rảnh rỗi, cũng là chỗ để nhà vua đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giản.

Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành , là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần xem biễu diễn các vở tuồng. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động biểu diên nhã nhạc cung đình Huế phục vụ khách du lịch.

Trải qua nhiều biến động, các công trình kiến trúc ở Đại Nội đã được trùng tu và giữ gìn cẩn thận

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong quần thể kiến trúc đã được cả nhân loại công nhận là Di sản Thế giới. Được sự đầu tư của nhà nước và sự giúp đỡ của bè bạn gần xa trong cộng đồng quốc tế thông qua các cuộc vận động nhằm cứu vãn, bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của di sản văn hóa Huế, nhiều di tích ở hoàng cung Huế đã từng bước được phục hồi, trở lại nguyên trạng cùng nhiều công trình khác đang được bảo quản, sửa chữa, góp phần gìn giữ khu di tích lịch sử thuộc triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.