Thời đại hội nhập, các nền văn hóa trên thế giới tiếp cận gần nhau hơn, văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi quốc gia, vùng miền cũng dễ tiếp cận hơn. Chẳng hạn, ngày nay, bạn có thể thưởng thức các đặc sản của Trung Quốc, Thái Lan ngay cả khi đang ở Mỹ, cũng như thưởng thức cà ri Ấn Độ trong một quán ăn nhỏ tại Sài Gòn. Chính những điều đó đã khiến cho ẩm thực Việt Nam nói chung, và ẩm thực Sài Gòn nói riêng cực kỳ phong phú và đa dạng. Dù vậy, ẩm thực xứ Quảng vẫn mang một hương vị riêng, một đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được.
Liên hoan ẩm thực Quảng tại Quảng Nam – Ảnh: ngobadung
PHẦN 1: ĐA DẠNG ẨM THỰC XỨ QUẢNG
Cho đến ngày nay, nhờ vào những cảnh đẹp thiên nhiên bình dị, và văn hóa ẩm thực rất phong phú, Quảng Nam đã phần nào tự khẳng định được thương hiệu du lịch của mình. Nằm ở Trung Bộ nước ta, ở vùng đất có địa hình phong phú và đa dạng, có cả đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển, nên Quảng Nam có nhiều “sản vật” ẩm thực đặc sắc, độc đáo, từ đó phát triển được nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, cách chế biến độc đáo mà không miền nào có được.
Quảng Nam – vùng đất xinh đẹp – Ảnh: Khan G Nguyen
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Nam
Nhắc đến ẩm thực xứ Quảng, món đầu tiên nhiều người phải nhớ đến có lẽ là mì Quảng, là món bình dân, ăn no chứ không phải ăn “chơi”, song mì Quảng có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi hương vị rất đặc trưng. Ẩm thực xứ Quảng còn phải kể đến món cao lầu (Hội An), bê thui Cầu Mống (Điện Bàn), cơm gà (Tam Kỳ), gà đèo Le (Quế Sơn – Nông Sơn), phở sắn (Quế Sơn)… và các món bình dân khác như các loại bánh xèo, bánh bèo, bánh in… món mít trộn, thịt heo cuốn bánh tráng, hến trộn… Tại các huyện miền núi, các món ăn của bà con đồng bào vùng cao trên dải đất đại ngàn Trường Sơn cũng rất hấp dẫn với du khách như cơm lam, bánh quát, bánh sừng trâu, mối đất, chà rá…
Nói đến ẩm thực Quảng Nam thì không thể thiếu mì Quảng – Ảnh: Sưu tầm
Hến xúc bánh tráng ăn kèm rau thơm – Ảnh: diadiemanuong
Cơm hến từng được coi là món ăn cung đình, gọi là “Cơm vua” – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh ( Sài Gòn )
QUÁN CHỢ ĐO ĐO VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tuổi thơ của nhiều 8x,9x và ngay cả những người từ thế hệ 6x,7x đều quen thuộc với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đã đóng góp không ít công sức vào nền văn học của Việt Nam. Không chỉ thế, Nguyễn Nhật Ánh còn khơi dậy “đứa trẻ” trong mỗi con người, và làm chúng ta sống dậy với những cảm xúc thời thơ ấu, đặc biệt là qua cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được NXB Trẻ ấn hành lần đầu vào năm 2008. Một nét đặc biệt nữa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đó là ông là người con của đất Quảng Nam.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong một buổi ký tặng – Ảnh: nld
Trong kho tàng hơn 100 ấn phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh có viết một cuốn sách với tựa đề “Quán Gò đi lên”. Cuốn sách nói về một quán ăn có thật ở Sài Gòn – Quán Chợ Đo Đo. Ông đã cho mọi người thấy những nét ẩm thực độc đáo qua lời kể hài hước, dí dỏm. Ví dụ như cách ông nói về các loại bánh với cái tên nghe “khủng khiếp” như bánh nện, bánh đập, bánh nổ…
Đo Đo là tên một làng quê nghèo, ở xã Bình Quế (Thăng Bình), từ Quán Gò đi lên mà nói theo nhà văn thì ngay cả người Quảng Nam cũng ít ai biết đến. Đó là nơi ông sinh ra, làng quê của thuở thiếu thời, là cái nơi chôn nhau cắt rốn bao giờ cũng thấm đậm nghĩa tình, đến nỗi đi xa là nhớ lời ru của gió, tiếng ầu ơ của mẹ và nhớ cả những món ăn. Với nỗi nhớ quê và mong muốn có một nơi bán đồ ăn Quảng “đúng gốc” giữa lòng Sài Gòn, ông đã cho ra đời quán Đo Đo đầu tiên tại Sài Gòn ngay khi có cơ hội.
Chợ Đo Đo ở xã Bình Quế, Quảng Bình – Ảnh: nguyenanhnhat
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Bình
Có lẽ vì vậy mà, 5 lần đổi địa điểm, quán Đo Đo đến đâu là khách theo đến đó, trong đó chủ yếu khách quen từ năm 1998 đến giờ. “Quán Đo Đo được như bây giờ là cũng nhờ bà con thương”, vợ ông cho biết như vậy. Bà kể về hồi cái quán Đo Đo ở trong con hẻm đường Lương Hữu Khánh hồi đầu chỉ có tầm 20 mét vuông, vậy mà xoay sở, trả góp mãi đến 7 năm mới xong. Mặt bằng chật hẹp, có hôm khách phải ngồi ra cả lề đường, nhưng không ai phàn nàn gì. Cũng nhờ bà con chòm xóm giúp đỡ, luôn ủng hộ vợ chồng anh trong việc kinh doanh nên quán Đo Đo cũng gặp nhiều thuận lợi.
Quán Đo Đo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Ảnh: Foody
Đo Đo hiện có 50 món trong thực đơn. Khó có thể nói được món nào ngon hơn món nào vì mỗi món có một hương vị riêng. Món mà người Quảng thích ăn thì có mì Quảng, bánh đập, bánh bèo… Còn người Bắc, người Nam thì… món nào cũng thích. Bởi theo nhiều nguồn thì quan niệm của quán là nấu cho người ta ăn cũng giống như nấu cho nhà mình ăn, thực phẩm lúc nào cũng phải tươi, ngon, sạch và hợp vệ sinh. Bởi cách phục vụ tận tình chu đáo như vậy nên khách hàng lui tới ngày càng đông, ba buổi sáng, trưa, chiều lúc nào cũng có khách.
Chủ trương của quán là nấu cho khách cũng như nấu cho người trong nhà – Ảnh: lamsao
Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh
Mời bạn xem tiếp: Tìm kiếm hương vị xứ Quảng giữa lòng Sài Gòn – Phần 2
Nguyễn Mạnh Huy – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments