Nguyên liệu chính làm bánh là tinh bột nếp, tức là loại nếp được giã bằng cối chứ không xay để tạo sự mịn màng và dẻo dai. Thường mỗi ký bột nếp chỉ lọc lấy được chưa đầy 5 lạng tinh bột. Tinh bột sau đó được phơi khô và giữ lại sau 15 ngày rồi mới chế biến. Ở miền Trung và nhiều địa phương khác, người làm bánh thường chọn loại nếp hảo hạng để làm bánh.
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Nhiều nơi vẫn dùng nước nấu một loại hoa gọi là hoa dành dành để tạo màu vàng cho bột. Nhưng có nơi vẫn giữ nguyên màu trắng tinh khôi của bột nếp. Khi pha bột, người làm bánh trộn lẫn cả củ cải đỏ hoặc đu đủ xắt thành sợi nhuyễn vào. Bánh được gói trong lá dừa “bắt” vuông vức chừng 4 phân, trông rất bắt mắt. Lá dừa để nguyên cọng, gấp bốn đoạn bằng nhau thành hình như cái hộp vuông. Nhưn được cho thêm đậu phộng hoặt hạt sen ở 4 góc, được bao một lớp bột bên ngoài rồi mới cho vào hộp lá dừa vuông, rồi banh ra cho đều hộp, tạo hình cho bánh. Sau đó, người ta cho vào xửng hấp chín, rồi lấy bánh ra đậy một hộp vuông lá dừa lên trên. Hộp lá dừa này không qua lửa nên giữ được màu xanh tươi, đẹp mắt.
Gắn với triết lý âm dương của vạn vật và do cái tên Phu Thê nên bánh thường được dùng phổ biến trong những mâm quả trong các đám hỏi, đám cưới. Thường mỗi mâm bánh có đến 100 cái. Trong dân gian có câu chuyện truyền khẩu: Vua Lý Anh Tông phải thường xuyên xông pha trận mạc. Hàng năm, người vợ ở nhà nhớ thương chồng đã tự tay làm ra món bánh này gởi đến biên cương. Vua ăn thấy dẻo thơm ngọt bùi nên đặt tên bánh là Phu Thê. Khi vào miền Trung, bánh này được đọc trại thành su-sê.
Leave a Reply
View Comments