Tìm hiểu 10 phong tục đón năm mới ở Anh

Cùng với lễ Giáng sinh, phong tục đón năm mới ở Anh thể hiện nét văn hóa độc đáo của xứ sở xương mù. Năm mới sắp đến, cùng Luhanhvietnam tìm hiểu về những nét đặc biệt trong lễ hội chào năm mới của nước Anh nhé.

 

Khám phá những nét độc đáo trong phong tục đón năm mới ở Anh

Nước Anh có lịch sử phát triển lâu đời và đã, đang là một cường quốc nên những phong tục, nét văn hóa của người Anh rất đa dạng, ẩn chứa nhiều nét thú vị. Hơn thế nữa, du khách du lịch Anh quốc cũng khám phá được rất nhiều điểm độc đáo trong các lễ hội ở đây. Đặc biệt nhất có lẽ là những phong tục đón năm mới của người Anh.

 

Lễ hội đón năm mới ở Anh lúc nào cũng tràn ngập sắc màu.Lễ hội đón năm mới ở Anh lúc nào cũng tràn ngập sắc màu.

 

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ngay sau thời điểm đón Giáng sinh chính là lúc mọi người háo hức bắt đầu chuẩn bị chào đón năm mới. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu và châu Á khác, những ngày đầu năm mới với người Anh là những ngày hội lớn một năm chỉ có một lần nên không khí chào mừng ngày này rất tưng bừng, vui nhộn và “trang trọng”. Sự chuẩn bị cẩn thận hay không cho dịp lễ này báo hiệu cho một năm mới sẽ khởi đầu ra sao. Chính vì thế trong ngày đầu năm mới người Anh có những phong tục rất quan trọng.

 

1. Cùng đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Ở Anh, vào thời khác ý nghĩa giữa năm cũ và năm mới, tất cả mọi người sẽ cùng tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus. Đây chính là hai công trình đặc biệt của nước Anh vì sẽ phát ra thông báo đặc biệt về thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Họ cùng đứng ở hai nơi này để được nghe tiếng chuông của Tháp đồng hồ Big Ben (còn gọi là Tháp Elizabeth kể từ ngày 4/6/2012) ở thủ đô cũng đồng thời là thành phố du lịch London nổi tiếng nhất nước Anh.

 

Ở Anh, mọi người cùng tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để nghe tiếng chuông của Tháp đồng hồ Big Ben.Ở Anh, mọi người cùng tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để nghe tiếng chuông của Tháp đồng hồ Big Ben.

 

2. Hát cùng nhau bài hát Auld Lang Syne

Đã từ lâu, việc đứng cùng nhau và nắm chặt tay nhau để hát bài Auld Lang Syne trở thành truyền thống của người dân Anh chào đón năm mới. Đây chính là một bài thơ do Robert Burns viết năm 1788. Tác phẩm này được phổ nhạc thành một ca khúc cổ truyền.

Hiện tại bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác. Những tiếng hát cất lên lời bài hát Auld Lang Syne thường được phát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới thành công. Dù bạn đang chọn tour du lịch Anh hay du lịch tự túc đúng dịp năm mới ở đây bạn đừng bỏ qua cơ hội tuyệt vời này nhé.

 

3. Tống tiễn năm cũ qua cửa sau

Theo một phong tục đặc trưng bắt nguồn từ xứ Wales cùng là nét đặc sắc của văn hóa Anh là người dân nước này sẽ mở cánh cửa sau của nhà mình ngay sau thời khắc giao thừa để tiến hành một trong những phong tục đón năm mới ở Anh quan trọng là tống tiễn năm cũ đã qua.

Người dân xứ sương mù quan niệm rằng nếu làm như vậy những điều không may, không vui sẽ biến mất cùng với sự qua đi của năm cũ và nhường chỗ cho năm mới với nhiều điều tốt lành, may mắn và sức khoẻ.

 

Tầm gửi được xem là biểu tượng của sự may mắn ở nhiều nước châu Âu trong đó có nước Anh.Tầm gửi được xem là biểu tượng của sự may mắn ở nhiều nước châu Âu trong đó có nước Anh.

 

4. Không quét dọn nhà cửa

Phong tục không quét dọn nhà cửa của người Anh có nhiều nét tương đồng với tục lệ kiêng quét nhà của nhiều nước Đông Á đón tết Âm lịch (theo lịch mặt trăng) như Trung Quốc, Việt Nam, Nepal… Người dân nước Anh có quan niệm rằng nếu quét nhà trong ngày đầu năm thì có thể khiến năm đó của cả gia đình sẽ mất hết may mắn.

 

Vào ngày cuối cùng và đầu năm mới người Anh cũng không quét dọn nhà cửa.Vào ngày cuối cùng và đầu năm mới người Anh cũng không quét dọn nhà cửa.

 

5. Chọn người xông đất đầu năm

Dù là một quốc gia châu Âu nhưng Anh Quốc cũng có tập tục xông đất cho năm mới. Vì người Anh cũng tin rằng, sau đêm giao thừa, vị khách nam đầu tiên đến thăm nhà có vai trò rất quan trọng. Vì họ là người quyết định có đem lại may mắn cho gia chủ hay không nên những người xông nhà phải là đàn ông trẻ và còn khỏe mạnh cũng như ưa nhìn, nếu đẹp trai thì càng tốt hơn nữa.

Khi đến thăm gia chủ, người khách này sẽ mang kèm một món quà mang tính tượng trưng mà theo truyền thống Anh là tiền, bánh mì và muối hoặc than đá. Vì người Anh quan niệm những vật này chính là biểu tượng của sự giàu có. Chúng sẽ mang lại sự đầy đủ trong suốt năm mới. Người được chọn đến làm khách trong đêm giao thừa trước khi nói chuyện với gia chủ phải cời lửa bếp lò và chúc chủ nhà “mở cửa gặp may”.

 

Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết.Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết.

 

Bữa tiệc đón mừng năm mới sẽ chính thức bắt đầu từ 8h tối giao thừa đến tận sáng sớm hôm sau mới kết thúc. Vào đúng lúc nửa đêm người dân vương quốc Anh cùng nhau lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Họ bắt đầu chạm cốc mới rượu và bắt đầu hát hò, nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới đến.

 

 

Bên cạnh đó, người Anh cũng rất kiêng kỵ những người có tóc vàng hoặc đỏ đến xông đất. Cho nên, người dân nước này không bao giờ chọn những vị khách có tóc đỏ hay vàng để xông nhà cho mình theo tục “Bước chân đầu tiên”. Thậm chí họ còn tránh mặt nếu người phụ nữ đảm nhiệm vai trò xông đất bởi họ tin rằng những người này sẽ mang đến sự xui xẻo và không may mắn.

 

Bánh pudding là món ăn quen thuộc trong dịp Giáng Sinh và năm mới của người Anh.Bánh pudding là món ăn quen thuộc trong dịp Giáng Sinh và năm mới của người Anh.

 

6. Tặng quà vào năm mới

Ngày đầu năm chính là ngày quan trọng trong các lễ hội Anh quốc nên còn có phong tục tặng quà cho nhau. Ngoài ra, vào đúng ngày đầu tiên của năm mới, mỗi người Anh trước khi ra khỏi nhà đều mang theo bên mình một túi tiền. Để khi gặp ai bất kể là người quen hay người lạ đều tặng tiền cho họ. Phong tục đón năm mới ở Anh này mang ý nghĩa khiến cho người được tặng tiền có một năm mới sung túc, nhiều tiền tài mà đồng thời cũng tự mang lại may mắn cho chính bản thân mình.

Vào dịp năm mới, trẻ em ở nước Anh cũng thường dậy sớm như ở Việt Nam để sau đó đi tới nhà của những người hàng xóm xung quanh và cùng hát vang những bài hát chúc mừng năm mới. Sau đó, chúng sẽ được người lớn cho tiền, bánh nướng nhân thịt băm, táo,…

Dù hiện nay, nét văn hóa Anh hấp dẫn này đã được chuyển sang dịp lễ Giáng sinh nhưng không ít người vẫn chọn thực hiện chúng vào đúng dịp năm mới. Lúc này những người đàn ông Anh thường đưa tiền cho những người vợ để họ có thể tự mua sắm thêm cho bản thân mình. Vì lý do đó mà khoản tiền này được gọi là “pin money”.

Dù truyền thống này ít nhiều đã được thây thế và dần biến mất nhưng cụm từ “pin money” vẫn được dùng để chỉ về món tiền dùng riêng cho bản thân. Càng ý nghĩa hơn khi nó chính là khoản tiền mà người chồng đưa cho người vợ để sắm sửa vào dịp năm mới.

 

Cùng nâng ly rượu, đón năm mới bên nhau là nét đẹp trong phong tục đón năm mới ở Anh.Cùng nâng ly rượu, đón năm mới bên nhau là nét đẹp trong phong tục đón năm mới ở Anh.

 

7. Tranh nhau gánh nước giếng

Ở các vùng nông thôn miền trung còn có một phong tục đón năm mới ở Anh khá thú vị là tranh nhau ra giếng gánh nước vào đúng thời điểm giao thừa. Bởi vì người dân địa phương tin rằng, người nào gánh được gánh nước đầu tiên trong năm mới sẽ là người hạnh phúc nhất. Và chính gánh nước đó sẽ mang lại may mắn và sung túc suốt cả năm mới.

 

8. Mừng tuổi bằng những cành tầm gửi.

Cây tầm gửi trong văn hóa Anh biểu trưng cho sự thịnh vượng và những điều may mắn. Do đó mà trong những bữa tiệc mừng năm mới người Anh thường dành tặng nhau những cành tầm gửi nhỏ xinh để chúc nhau thành công và may mắn.

 

Những cành tầm gửi nhỏ được dùng trong ngày Tết đón năm mới ở Anh.Những cành tầm gửi nhỏ được dùng trong ngày Tết đón năm mới ở Anh.

 

9. Phong tục Burning Bush

Burning Bush là trong những phong tục đón năm mới ở Anh hấp dẫn và được băt đầu từ thế kỷ 19, kéo dài đến nay. Phong tục này phổ biến nhất ở hạt Radnorshire và Herefordshire. Theo truyền thống thì những người nông dân sẽ thức dậy trước năm mới một chút và mang một bụi táo gai tới cánh đồng.

Sau đó chúng sẽ được đốt trong bó rơm ở trên một cánh đồng lúa mì trong làng. Người địa phương cho rằng đây chính biểu tượng may mắn cho việc làm nông. Thạm chí, có khi những bụi cây này được giữ lại và được treo trong nhà bếp đến tận năm sau.

 

Con mắt London (London Eye) là địa điểm quen thuộc tổ chức màn bắn pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô London.Con mắt London (London Eye) là địa điểm quen thuộc tổ chức màn bắn pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô London.

 

10. Thả lòng trắng trứng gà vào nước

Những cô gái trẻ ở Anh thường thực hiện phong tục chào đón năm mới đặc biệt bằng cách thả lòng trắng trứng gà vào nước. Bởi vì họ cho rằng tên chữ cái đầu tiên của người đàn ông họ sẽ kết hôn sẽ được hình thành sau hành động này.

 

Màn bắn pháo hoa chào đón năm mới lộng lẫy ở London Eye nước Anh.Màn bắn pháo hoa chào đón năm mới lộng lẫy ở London Eye nước Anh.

 

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có phong tục độc đáo riêng thể hiện bề dày lịch sử, văn hóa của đất nước họ. Phong tục đón năm mới ở Anh cũng vậy. Và những truyền thống này cũng mang những ý nghĩa tốt lành, cầu mong đem lại sự bình an, sung túc cho người dân Anh cũng như bất kỳ du khách du lịch Anh nào. Chính vì vậy, nếu đến Anh đúng dịp năm mới, bạn đừng bỏ qua trải nghiệm đón những ngày đầu năm thật thú vị ở xứ sở sương mù nhé. Và cũng đừng quên việc “nhập gia tùy tục” để hành trình khám phá thế giới của bạn thật trọn vẹn và ý nghĩa nhé.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.