Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh, với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc biệt thuận lợi, Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao có số dân 1.300.000 người.
Từ thị xã, tàu thuyền có thể đi thẳng một mạch đến thành phố Hồ Chí Minh, sang thành phố Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc đến các trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ, và có thể ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnom Pênh, thủ đô của nước Campuchia.
Toàn cảnh thị xã Bến Tre
Xem thêm: Các khách sạn ở thị xã Bến Tre
Từ xa xưa, đường sông vẫn đóng vai trò chính trong việc giao lưu vận chuyển hàng hóa, hoặc thăm viếng họ hàng giữa thị xã với các nơi trong vùng. 50 năm về trước, người dân thị xã muốn đi lên Sài Gòn – Chợ Lớn có 2 cách: hoặc đi bằng tàu chở khách đường sông (như tàu Nguyễn Văn Kiệu, tàu Đồng Sanh, tàu Thái Anh) cước phí rẻ lại mát mẻ, khỏi chen lấn, ít bụi bặm; hoặc qua phà Rạch Miễu đến thành phố Mỹ Tho rồi đáp xe lửa lên tận Sài Gòn.
Bảo tàng Bến Tre
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến thị xã Bến Tre
Đường ô-tô nối liền thị xã với thành phố Hồ Chí Minh dài 86km. Từ thị xã, theo quốc lộ 60 qua phà Hàm Luông, đến thị trấn Mỏ Cày, ra phà Cổ Chiên sang Trà Vinh. Từ thị trấn Mỏ Cày theo quốc lộ 57, ngược về hướng tây đi đến Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra còn một hệ thống tỉnh lộ từ thị xã đi về các huyện.
Trung tâm thị xã Bến Tre
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tiền Giang
Hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy, đã tạo điều kiện cho đồng bào, từ những xóm làng hẻo lánh xa xôi nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng.
Một góc nhà hàng Bến Tre
Địa danh Bến Tre (được cấu thành theo cách: địa thế tự nhiên + tên loài cây) có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc, giống như Bến Giá, Bến Tranh, Bến Lứt…. Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). .
Hình ảnh thị xã Bến Tre trong quá khứ
Xem thêm: Các khách sạn ở Bến Tre
Năm 1871, khi có quyết định của chính quyền thực dân (5-6-1871) rút bớt số sở tham biện từ 25 xuống còn 18, thì sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 2-9-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre
Hãy một lần đến với Bến Tre để cảm nhận được nhiều điều thú vị nhé!
Leave a Reply
View Comments