Tháp Chiên Đàn (Chiên Đàn là từ được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, có nghĩa là cây lô hội) là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện đang còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, thuộc xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 5km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 60km về phía Nam, bên cạnh quốc lộ 1A.
– Ðế tháp gọi là Bhurloka tượng trưng cho thế giới trần tục
– Thân tháp gọi là Bhuwarloka tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người tự thanh tịnh chính mình để có thể tiếp xúc với tổ tiên đã hòa nhập với thần linh
– Mái tháp gọi là Swarloka tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần tụ tập, tất cả quay mặt về hướng Đông và được xây dựng trong suốt thế kỉ 11 và 12.
Tháp Chiên Đàn còn có những Kalan độc đáo với hệ thống những nền móng làm bằng đá sa thạch được bảo quản ở chính vị trí nguyên thủy của nó.
Phù điêu tại chân tháp, miêu tả sinh động về sử thi Ramayana
Xem thêm: Khách sạn tại Quảng Nam
Các tượng ở Chiên Đàn được thể hiện khá đơn điệu, mộc mạc, chúng không còn vẻ duyên dáng nhẹ nhàng như phong cách Trà Kiệu, đồng thời cũng không rườm rà, chi tiết như phong cách Tháp Mẫm. Chỉ có tháp ở giữa giữ được khá nguyên vẹn, còn tháp phía Bắc và phía Nam đã mất các tầng phía trên.
Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau
Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau, đế tháp hình vuông, mái tháp là các tầng thu nhỏ dần lên trên. Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí, các cột ốp tường nhô ra vừa phải. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên cửa giả có vòm uốn cong nhọn hình lá đề. Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm một dãy mặt Kala.
Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm một dãy mặt Kala
Một số tác phẩm điêu khắc mới được phát hiên vào cuối năm 2000:
– Bức chạm nổi (relief) thể hiện hai vị nam thần, một lớn, một nhỏ, được làm bằng sa thạch màu vàng đất – một loại sa thạch mềm (Kích thước 42 x 40 x 17cm)
– Tympan sa thạch màu vàng đất, thể hiện một nữ thần ngồi xếp bằng (41 x 32 x 11cm)
– Tượng nam thần được làm bằng sa thạch màu vàng đất, ngồi xếp bằng (45,5 x 34 x 15cm)
– Tượng nam thần ngồi xếp bằng, làm bằng sa thạch màu vàng đất (44,5 x 34 x 14,5cm)
– Bức chạm nổi hình lá đề, làm bằng sa thạch màu vàng đất (45,5 x 25 x 15cm)
– Tu sĩ Brahman được làm bằng sa thạch (36 x 24 x 8cm)
– Nhạc công được làm bằng sa thạch màu vàng đất (59 x 29 x 16cm)
– Trang trí đầu makara phun ra người (38,5 x 22 x 13cm)
Kéo dài trong khoảng một thế kỷ, các tác phẩm điêu khắc ở Chiên Đàn đã bộc lộ sự tiến hóa khá rõ nét: những tượng vũ công thuộc giai đoạn sớm vẫn mô phỏng theo động tác uốn mình của các vũ công trên đàn thờ Trà Kiệu, tuy nhiên kém mềm mại hơn, những búi tóc to hình oval nằm ngang, đôi mắt hình khuy áo không có con ngươi, những con Garuda với đôi tay đưa thẳng lên đầu, những con voi có đầu quay ngang với đôi tai to là ảnh hưởng của phong cách Trà Kiệu ở cuối thế kỷ X. Những tượng ở giai đoạn muộn (cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII) đã xuất hiện một số đặc điểm gần với phong cách Tháp Mẫm: những con Gajasimha mập và lùn với những chi tiết khá tỉ mỉ trên bộ lông bờm, trên các bệ thờ, bàn thờ, chạm trổ những cánh sen có đầu mút cong nhọn vễnh lên…
Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam
Cho đến thời điểm tháng 6/2001, Chiên Đàn là nơi có số lượng hiện vật điêu khắc bằng sa thạch nhiều nhất được biết đến trong các nhóm 3 tháp ở Quảng Nam gồm: Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật, với những bức tượng chất lượng cao thu hút nhiều khách du lịch cũng như các nhà nghiên cứu. Khu vực này còn có phòng trưng bày hiện vật Champa với nhiều bức phù điêu, tượng người: nữ thần, vũ nữ, các chiến sĩ cầm vũ khí, tượng linh vật: rắn Naga, chim thần Garuda, voi, sư tử, bia đá… có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và du khách quan tâm. Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn, có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 10, là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định.
Leave a Reply
View Comments