Thành cổ Quảng Trị – Tòa thành đau thương nhưng anh hùng – Phần 1

Nếu có dịp đi tới Quảng Trị, mảnh đất từng là nơi chia cắt hai đầu tổ quốc, hãy dành vài giờ quý báu tới thăm thành cổ Quảng Trị, nơi đã từng diễn ra những trận đấu khốc liệt của quân đội ta và địch. Biết bao anh hùng đã ngã xuống tại mảnh đất đau thương này, biết bao trái tim son trẻ mà đầy nhiệt huyết đã vĩnh viễn yên nghỉ tại nơi đây. Để hôm nay, chúng ta có lại màu xanh an yên nơi thành cổ Quảng Trị anh hùng!

 

thành cổ Quảng Trị

Cổng thành cổ Quảng Trị – Ảnh: Nghia Nguyen Duc

 

Nằm soi bóng mình bên dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị hôm nay ngập tràn màu xanh tươi mát và yên bình. Khi đặt chân tới đây, sẽ ít ai ngờ được chỉ mới đây thôi, thành gần như đã bị phá hủy hoàn toàn dưới sự ác liệt của đạn bom kẻ thù.

 

thành cổ Quảng Trị

Màu xanh của thành cổ hôm nay – Ảnh: Ngọc pq

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Quảng Trị

 

thành cổ Quảng Trị

Cổng thành rêu phong cổ kính – Ảnh: Bảo Ngọc

 

Tọa lạc tại phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 2km về phía Đông. Thành cổ Quảng Trị xưa kia là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, được vua Gia Long xây dựng nên nhưng mãi cho tới thời trị vì của vua Minh Mạng, thành mới được hoàn thành.

 

Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

Thành có cấu trúc hình vuông với chu vi gần 2000m quay về 4 hướng, tường thành cao khoảng 9m, chân thành dày khoảng 13m. Ở mỗi hướng đều có một cửa nằm chính giữa. Trên mỗi cửa có vọng lâu để canh gác, vọng lâu lợp mái ngói cong vút. Bốn góc thành đều có pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Xung quanh bên ngoài thành có hào sâu bao quanh để bảo vệ thành.

 

Thành cổ Quảng Trị

Cổng thành phía Nam đã được phục dựng sau chiến tranh – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Trị

 

Thành cổ Quảng Trị

Cổng phía Đông thành cổ Quảng Trị – Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Quảng Trị

Cổng thành phía Đông vẫn còn hình dáng nguyên vẹn – Ảnh: Sưu tầm

 

Diện tích nội thành khoảng 16 ha. Thành cổ Quảng Trị lúc bấy giờ là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh, là thành luỹ phòng ngự để bảo vệ kinh đô Huế ở phía Bắc nên trong thành có nhiều công trình kiến trúc quan trọng được xây dựng như: Hành cung, cột cờ, dinh tuần phủ, dinh án sát, dinh lãnh binh…

 

Dưới thời chiến tranh với Pháp – Mỹ, thành được xem là nơi hoạt động quân sự của quân địch. Vào thời Thực dân Pháp, sau khi đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, Pháp cho xây dựng một hệ thống nhà lao kiên cố ở phía Đông Bắc Thành Cổ. Và tại nhà giam này, từ năm 1929 đến năm 1972 đã từng giam giữ hàng ngàn chiến sĩ yêu nước – những người mà địch cho là “cứng đầu cứng cổ” nhất.

 

Thành cổ Quảng Trị

Nhà lao giam giữ tù nhân do Pháp xây dựng năm 1929 – Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Quảng Trị

Nhà lao cũng hoang tàn sau chiến tranh – Ảnh: phuot

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại tx.Quảng Trị

 

Ở thời Mỹ – Ngụy, thành cổ Quảng Trị được xem là một khu chiến lược quan trọng, nhiều trại lính được trang bị hỏa lực mạnh đồn trú ở đây. Sau khi quân giải phóng giành lại thành Quảng Trị, thị xã Quảng Trị vẫn còn rất sầm uất và đông dân. Thế mà sau đó, để cướp lại, Mỹ đã điên cuồng ném bom oanh tạc trong 81 ngày đêm. Dưới sự ác liệt của bom đạn Mĩ, thành cổ có lúc tưởng chừng như san bằng hoàn toàn và chỉ còn một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu…

 

Thành cổ Quảng Trị

Một đoạn tường thành đổ nát năm 1972 – Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Quảng Trị

Tường thành chi chít những vết đạn bom – Ảnh: Sưu tầm

 

Cũng chính vào giai đoạn này, thành cổ trở thành nấm mộ chung của hàng nghìn chiến sĩ Việt Nam, máu xương các anh đã hòa quyện vào từng lớp đất đá dưới chân thành. Lịch sử 81 ngày đêm chiến đấu oanh liệt vẫn còn khắc khoải trong lòng những người còn ở lại. Trận chiến ác liệt ấy vẫn mãi là khúc ca bi tráng, là bài học về lòng hi sinh quả cảm của các chiến sĩ yêu nước, là tinh thần dân tộc vĩ đại, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

 

Thành cổ Quảng Trị

Dưới những lớp cỏ xanh – nơi yên nghỉ của những người con yêu nước – Ảnh: Sưu tầm

 

Mời bạn xem tiếp Phần 2:  Thành cổ Quảng Trị

 

Nguyễn Minh Hoàng – Kinhnghiemditour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.