Thành cổ Bắc Ninh

Gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của cư dân nơi đây, Thành Bắc Ninh từng đi vào câu ca Quan họ với niềm tự hào “Trong sáu tỉnh người đã chưa tỏ, ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh”.

 

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Ninh, tác giả sách “Thành cổ Việt Nam”: Thành Bắc Ninh là ngôi Thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác. Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Thành có diện tích 545.000m2, tường cao 9 thước đắp bằng đất đá, sau thay bằng gạch đá, chu vi dài hơn 532 trượng, chung quanh có hào nước sâu bao bọc. Trong Thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Đài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng. Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh-Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí tầm quan trọng của tòa Thành này, ngày 16-5-1925 toàn quyền Đông Dương đã ký quyết định xếp hạng di tích Thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.

 

thành cổ bắc ninh

 Phía trước cổng thành

 

thành cổ bắc ninh

 Phía Nam thành cổ Bắc Ninh

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Bắc Ninh

 

Sau cách mạng tháng 8-1945, nhiều lần lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, nói chuyện với cán bộ nhân dân tại Thành Bắc Ninh. Năm 1980, Thành cổ được UBND tỉnh Hà Bắc xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu theo Quy định số 144/QĐ-UB ngày 15-3-1980. Ngày 24-10-1981, UBND tỉnh Hà Bắc có Quy định số 574/QĐ-UB về việc bảo vệ di tích Thành cổ Bắc Ninh. Theo Quy định này khu vực nội thành và dãy hào bao quanh phía ngoài là bất khả xâm phạm. Vùng bao quanh là tường thành và hồ thành không được tùy tiện san lấp, đào bới làm tổn hại đến di tích. (Điều 2, 3 Quy định số 574 nêu trên). UBND tỉnh Hà Bắc giao việc bảo vệ Thành cổ Bắc Ninh cho UBND thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh) đảm nhận.

 

thành cổ bắc ninh

Các ngôi nhà cổ trong thành

 

thành cổ bắc ninh

 

Hình ảnh ngày nay

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Bắc Ninh

 

Tuy nhiên Thành cổ Bắc Ninh đến nay vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo xứng tầm với giá trị lịch sử văn hóa. Dấu tích còn lại của Thành Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, 2 khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20 mét. Đầu tháng 1-2003 UBND thành phố Bắc Ninh và Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Thành cổ Bắc Ninh-giá trị lịch sử văn hóa”nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn Thành cổ. Tham dự có đại diện các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Hán nôm, Viện Lịch sử quân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Giáo sư Trần Quốc Vượng. Hội thảo đã khẳng định: Thành cổ Bắc Ninh là một di tích lịch sử đặc biệt có giá trị nhiều mặt-một di sản văn hóa quý báu của nhân dân thành phố Bắc Ninh cần được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị. Đồng thời đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập phương án bảo vệ Thành cổ Bắc Ninh. Ngày 29-3-2005 HĐND thành phố Bắc Ninh đã có Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Thành cổ Bắc Ninh. Đề nghị Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh tạo điều kiện để cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ pháp lý trình Nhà nước xếp hạng Thành cổ Bắc Ninh là di tích cấp Quốc gia.

 

thành cổ bắc ninh

 

Nét cổ kính của thành

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh

 

Trong định hướng phát triển du lịch địa phương, Thành cổ Bắc Ninh sẽ trở thành điểm thăm quan du lịch giàu tiềm năng, nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.