Những thân gỗ thô mộc qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo ra những khối hình với những đường nét, góc cạnh đơn giản, mộc mạc mà chứa đựng hết tình yêu thương con người, đời sống tâm linh… Theo đời sống tập quán dân tộc khi tạo ra các tác phẩm thường thiên về các chủ đề khác nhau, có vô vàn những cảnh sống, cảnh sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân, muôn thú và cỏ cây đã được sáng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật qua bức tượng gỗ.
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Gia Lai
Trong nghệ thuật tạc tượng ở Kon Tum, phải nói đến sự sáng tạo của người Ba Na với những nét đặc sắc được các nhà nghiên cứu, cũng như khách tham quan đặc biệt quan tâm, trong đó nổi bật là tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ rất đa dạng về kiểu loại, đó là những hình khối, những hình trang trí và tượng gỗ. Chẳng hạn những hình trai gái khỏa thân biểu hiện cho sự phồn thực và sự sinh sôi phát triển, tượng người ôm mặt khóc… Các bức tượng thể hiện sắc thái, thẩm mỹ nghệ thuật hồn nhiên trong sáng và nguyên nhất.
Như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã từng nói: Theo phong tục của người Tây Nguyên, tượng nhà mồ làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả và chỉ có tác dụng trong lễ bỏ mả mà thôi. Sau lễ bỏ mả thì cả nhà mồ và tượng nhà mồ cũng bị bỏ luôn. Năm tháng, nắng mưa sẽ dần dà làm hư hỏng rồi tan biến những tác phẩm tượng gỗ vào đất. Cả một di sản văn hóa nghệ thuật cứ mất dần và ngày càng suy thoái nếu ngay từ bây giờ không có biện pháp để gìn giữ và bảo tồn.
Nghệ nhân như Kpă Phi (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum)
Trong chương trình Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” từ ngày 18 – 24/11/2013 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, tỉnh Kon Tum có tham gia hoạt động tạc tượng gỗ dân gian và trưng bày tác phẩm. Đây là sự ghi nhận nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, ghi nhận về sự bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hy vọng rằng, qua hoạt động tạc tượng và trưng bày tượng gỗ dân gian của tỉnh Kon Tum tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào thành công của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” đồng thời giúp cho nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian của tỉnh Kon Tum nhận được nhiều hơn sự quan tâm trong công tác bảo tồn và huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, khách du lịch trong và ngoài nước sẽ biết đến Kon Tum nhiều hơn qua nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian.
Leave a Reply
View Comments