
Du lịch Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm

Khám phá Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm
Nhà ở của người Nùng ở vùng này rất xinh xắn, dễ thương. Nhà lợp tranh, vách gỗ, thường được dựng cạnh ao cá. Quanh nhà có hàng rào bằng song gỗ. Nhìn xa xa, ẩn hiện trong sương mù xóm nhà cái thấp cái cao theo triền đồi đốc, thấp thoáng những thửa ruộng xanh mượt trông đẹp như những khu resort sinh thái.
Tuy là vùng đèo núi xa xôi nhưng các điểm dừng nghỉ chân, ăn uống dọc tuyến đường này cũng rất tốt. Chỗ ăn, uống sạch sẽ, cảnh trí nên thơ và quan trọng là các món ăn thường lạ miệng nhưng hấp dẫn đối với với khách du lịch. Đa số các món ăn dùng nguyên liệu từ tự nhiên như rau rừng, gà đồi, vịt suối… đậm đà hương vị ngọt ngào vùng quê.

Phượt Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
ĐIỂM DỪNG Ở SAPA – TẢ VAN
Theo người H’Mông thì Sapa gọi là Sapả nghĩa là ‘bãi cát vàng’. Sapa cách thị xã Lào Cai 38km. Thường thì du khách đi Sapa bằng chuyến tàu đêm từ Hà Nội, đến Lào Cai vào sáng sớm, rồi tiếp tục đi Sapa bằng ô tô. Thị xã Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cách Hà Nội 376km và nằm trên độ cao 1.800 mét so mặt biển. Người dân tộc chủ yếu là H’Mông (53%), Dao đỏ (17%) và các dân tộc khác.
Sapa là một địa danh nổi tiếng về du lịch, vừa là tên một thị trấn và một huyện của tỉnh Lào Cai. Khách quốc tế đến Sapa rất đông và vì vậy rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư lớn tại Sapa như tập đoàn Victoria, Violet, Royal, các tập đoàn khách sạn trong nước…
Tại thị trấn Sapa có trung tâm cung cấp thông tin và giải quyết những khiếu nại cho khách du lịch. Trung tâm này cũng là nơi trưng bày, bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người dân tộc trong vùng, bảo tàng của Sapa, là nơi gắn kết doanh nghiệp với nhu cầu khách du lịch…
Trước đây Sapa còn có tên khác do có một mạch nước phụt lên màu đỏ đục, nên người dân tộc ở vùng này còn gọi là “hùng hồ” (nghĩa là “suối đỏ”). Cái tên Sapa cũng từ cái tên của một người Pháp là Francoise de Chapa, người đã tìm ra Sapa năm 1903 lúc đó chỉ đi được bằng ngựa và đi bộ.

Cảnh Đẹp Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm
Qua nghiên cứu về địa lý, khí hậu, thiên nhiên tại ‘hùng hồ’ hay ‘sapả’ với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan tuyệt đẹp, những biệt thự của người Pháp đã bắt đầu mọc lên và sau đó cũng giống như Đà Lạt là hàng trăm biệt thự đã được xây dựng. Sapa từ thời Pháp thuộc đã được xem như thủ phủ mùa hè của miền Bắc.
Nhiệt độ trung bình của Sapa là 150C. Giống như thời tiết ở Bà Nà Núi Chúa (Đà Nẵng), một ngày Sapa có bốn mùa. Buổi sáng là mùa xuân không khí tươi mát, cảnh vật thật trong sáng và đẹp, buổi trưa là nắng nhẹ như mùa hè, chiều là mùa thu với mây nhiều và sương mù giăng phủ, cảm giác lành lạnh và rét vào đêm như mùa đông.
Mùa đông là mùa thu hút khách du lịch đến Sapa để thưởng ngoạn hay đón tuyết rơi. Sapa gắn với Hoàng Liên Sơn, là dãy núi có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, là đỉnh cao nhất Việt Nam. Tuyến du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng là tuyến du lịch hấp dẫn nhất với chương trình từ 2 đến 4 ngày tùy nhu cầu của du khách.
Chiều hôm sau, chúng tôi đến Tả van, một xã cách Sapa 12km, nơi tổ chức rất nhiều điểm lưu trú trong nhà dân địa phương (homestay) cho du khách quốc tế.

Đỉnh Fansipan – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
Do trận mưa lớn đêm hôm trước, mới sáng sớm lũ đã về. Dòng nước chảy cuồn cuộn đục ngầu. Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy lũ ở vùng cao. Đôi khi tại Sapa không có mưa nhưng do lượng mưa lớn từ đầu nguồn cũng đủ làm lũ tràn về. Người địa phương thường quan sát sắc màu thay đổi của đất, nước, cây cỏ… từ kinh nghiệm sống mà họ đoán biết được thiên nhiên.
Đêm cuối cùng, trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội, tôi tình cờ gặp một nữ du khách quốc tịch Canada. Qua dăm ba câu thăm hỏi, bà cho biết là ‘chắc chắn’ bà sẽ quay lại Việt Nam. Câu nói sau cùng của người khách Canada ấy thốt ra tự nhiên – “I love Vietnam” – khiến cho một người đang làm việc trong ngành du lịch như tôi rất cảm kích, tự hào.

Bạn hãy đến và thưởng thức – Ảnh: Sưu tầm
Sau chuyến đi này, chứng kiến cảnh sống khó khăn gian khổ của người dân vùng núi xa xôi trên cung đường Đông Bắc, Lào Cai, các bạn cùng tham gia chuyến khảo sát này đã thống nhất là mỗi khi tổ chức tour tham quan vùng Tây Bắc và Đông Bắc sẽ vận động quyên góp chăn, vải, áo ấm,… những vật dụng thiết yếu cho vùng núi để khách du lịch làm quà tặng cho người dân và trẻ em trên tuyến tham quan. Đây là tuyến du lịch rất có ý nghĩa cho chương trình du lịch đóng góp.
Leave a Reply
View Comments