Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đây, nơi đây là một khu vực này nằm trong phạm vi Hoàng Thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trị sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên thành thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay Khán Sơn.
Quảng Trường Ba Đình
Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Hà Nội
Giữa thế kỷ XIX, do đề nghị của Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây nổi tiếng trong sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.
Cây cối xung quanh quảng trường
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội
Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm kỷ niệm. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer (Le parc Pugininer). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République, Avenue Brière de lIsle, Rue Elie Groleau, và Avenue Puginier.
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội còn gọi vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn.
Tại khu vực gần Quảng trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Pugininer.
Quảng trường Ba Đình về đêm
Để độc chiếm quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người Việt, quân đội Nhật tuyên bố công nhận độc lập cho Việt Nam. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1945, do học giả Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đại diện Đế quốc Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam như: Phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan Đình Phùng… Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở Thanh Hóa, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.
Quảng trường độc lập
Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim mất đi chỗ hậu thuẫn cũng nhanh chóng sụp đổ. Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền và ra mắt quốc dân. Một Ban Tổ chức ngày lễ Độc lập do ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Trưởng Ban, được thành lập ngày ngày 28 tháng 8 năm 1945. Ban Tổ chức quyết định dựng một lễ đài để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân, giao cho họa sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và thi công. Lễ đài được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ và đinh sắt, trang trí bằng vải, huy động nhân công quần chúng thi công, nhanh chóng hoàn thành chỉ trong 48 giờ, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1945. Chính trên lễ đài này, sáng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lễ đài được dỡ bỏ nhanh chóng ngay chiều ngày hôm đó.
Đoàn người xếp hàng tham quan
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Với sự kiện này, Vườn hoa Ba Đình được người dân Hà Nội mệnh danh là Quảng trường Ba Đình hay Quảng trường Độc Lập và đoạn phố Puginier cũng được gọi tên là đường Độc Lập.
Quảng trường vào dịp lễ
Mặc dù người Pháp vẫn dùng các tên cũ sau khi họ tái chiếm Đông Dương, nhưng người Việt Nam vẫn dùng các tên gọi của mình như một sự tự hào về những nỗ lực của họ để giành độc lập. Những tên gọi đó, chính thức được sử dụng kể từ khi họ chính thức nắm quyền kiểm soát lại Hà Nội.
Leave a Reply
View Comments