Quảng Bình Quan là hệ thống thành luỹ cổ được Chúa Nguyễn xây từ năm 1630 để bảo vệ kinh đô Phú Xuân, hiện nay đã được phục chế như nguyên bản.
Quảng Bình Quan được xây dựng từ hơn 400 năm trước, nằm trong hệ thống Lũy Thầy, bao gồm Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh, Lũy Nhật Lệ, Lũy Trường Sa kéo dài hơn 30 km. Hệ thống Lũy Thầy do Quân sư chúa Nguyễn là Đào Duy Từ (1572-1634) thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng từ năm 1631-1634, nhằm giúp Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống lại các đợt tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Quảng Bình Quan – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Quảng Bình
Theo sách “Trịnh- Nguyễn diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm viết từ hơn 200 năm trước đã mô tả hết sức tỷ mỉ công cuộc xây dựng Luỹ Thầy. “…Năm Tân Mùi, niên hiệu Đức Long thứ 3(1631), Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ vâng mệnh Chúa Nguyễn ra phủ Quảng Bình hạ lệnh cho dân đắp luỹ ở cửa Biển Nhật Lệ…Địa thế luỹ này tựa núi gần khe rất chắc chắn, ngăn cách với đất Bắc, hiểm trở chẳng khác gì đang đi vào đất Thục…”.
Được xây dựng từ hơn 400 năm trước – Ảnh: Sưu tầm
Đã được phục chế như nguyên bản – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn gần Quảng Bình Quan
Là trung tâm của hệ thống Lũy Thầy, Quảng Bình Quan được xây dựng theo một mô hình kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố, vừa là chiến luỹ phòng ngự chiến đấu kiên cố vững chắc, vừa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Nằm trấn giữ con đường huyết mạch Bắc – Nam và đường thuỷ từ cửa biển Nhật Lệ vào, nhờ vậy mà hơn 7 lần quân của Chúa Trịnh vượt Sông Gianh vào Nam đều bị chặn đứng ở cửa ải này.
Tuy là chứng tích đau thương của một thời phân tranh đất nước, nhưng Quảng Bình quan cũng như hệ thống Luỹ Thầy đã thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc thành luỹ quân sự Việt Nam, là địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu kiến trúc và quân sự sau nay.
Quảng Bình Quan là trung tâm của hệ thống Lũy Thầy – Ảnh: Sưu tầm
Thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc thành luỹ quân sự – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Bình
Có lẽ cũng nhờ Quảng Bình Quan và hệ thống Lũy Thầy mà chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã ung dung thực hiện lời sấm của Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân…”. Vì vậy, năm 1825, vua Minh Mạng đã cho trùng tu Quảng Bình Quan và nâng cao thêm tầng tháp canh bằng loại gạch nung kiên cố.
Sau khi khánh thành nhà vua đã xếp Quảng Bình Quan là một trong những công trình văn hoá lịch sử đặc sắc của đất nước, cho đúc nổi hình ảnh Quảng Bình Quan vào Nghi Đỉnh đặt trước Thế Miếu trong Tử Cấm Thành.
Đã được trùng tu nâng cao thêm tầng tháp canh bằng loại gạch nung kiên cố – Ảnh: Sưu tầm
Quảng Bình Quan vẫn sừng sững hôm nay – Ảnh: Sưu tầm
Nếu có dịp, bạn không nên bỏ qua một chuyến du lịch tham quan Quảng Bình Quan để có thể chiêm ngưỡng thành lũy nơi đây, hiểu thêm về lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.
Leave a Reply
View Comments