Việt Nam là một trong những đất nước có nhiều giáo xứ và nhà thờ trên thế giới, trong đó có những nhà thờ được xây dựng cách đây hàng trăm năm với nét kiến trúc cổ kính độc đáo đẹp tuyệt vời. Nhà thờ công giáo còn là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách tham quan trong hành trình du lịch của mình. Hãy cùng Kinhnghiemditour tìm về cội nguồn tôn giáo với những nhà thờ nổi tiếng dưới đây nhé!
1. NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI
Có lẽ bất cứ người dân nào ở Hà Nội dù có theo đạo hay không cũng đều biết đến nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu là tường xây cao, mái vòm và nhiều cửa sổ, là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu.
Nhà thờ lớn Hà Nội còn có tên là nhà thờ chính tòa Giuse . – Ảnh: Anh Bui Duc
Nhà thờ lớn Hà Nội được làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ.
Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ 12 theo mẫu nhà thờ Đức Bà Paris – Ảnh: X5
Nhà thờ lớn Hà Nội ngày xưa. – Ảnh: oivietnam
Nhà thờ lớn Hà Nội ngày nay đã trở thành một phần không thể tách rời của thủ đô Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa điểm quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi người dân nơi thủ đô.
Nhà thờ lớn Hà Nội là một phần không thể tách rời của Hà Nội. – Ảnh: Hoang Mai
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
2. NHÀ THỜ GỖ KON TUM
Du khách đến với phố núi Kon Tum không nên bỏ qua tham quan một điểm đó là nhà thờ Chánh Tòa vô cùng ấn tượng do được xây dựng bằng gỗ đẹp với kiến trúc độc đáo có tuổi đời gần trăm năm đậm chất người dân tộc Ba Na Tây Nguyên.
Nhà thờ gỗ Kon Tum ấn tượng với kiến trúc bằng gỗ đẹp độc đáo. – Ảnh: Dao Phuc Quang Vu
Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na được hoàn thành năm 1918.
Bên trong nhà thờ gỗ. – Ảnh: Huy Nguyen Thanh
Nhà thờ gỗ Kon Tum được xây dựng bằng gỗ do những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quảng Ngãi. Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung nên rất ấm và chắc chắn. Trên tường rơm là những bức tranh kính màu về Chúa, Đức Mẹ rực rỡ mỗi buổi nắng sớm bình minh chiếu rọi vào.
Nhà thờ gỗ Kon Tum là công trình kết hợp hài hòa giữa phong cách Châu Âu và văn hóa Tây Nguyên. – Ảnh: Quang Vu
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum là một kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Roman kết hợp hài hoà kiểu nhà sàn của người Ba Na. Nhà thờ là một công trình kiến trúc có giá trị được sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam.
3. NHÀ THỜ CON GÀ ĐÀ LẠT
Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo lớn ở Việt Nam, người dân và du khách đến Đà Lạt thường quen gọi là nhà thờ con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, Đà Lạt.
Nhà thờ con Gà ở Đà Lạt rực rỡ đèn hoa. – Ảnh: Nutz
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được xây dựng năm 1931 theo đồ án kiến trúc của cha xứ lúc bấy giờ là linh mục Céleste Nicolas. Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ởchâu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Cửa chính của nhà thờ hướng về núi LangBiang. Ảnh: Nhu Nguyen
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập trông giống thánh giá có chiều dài 65 mét, rộng 14 mét, tháp chuông cao 47 mét. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố, cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Nhà thờ con Gà là nhà thờ lớn nhất ở Đà Lạt với kiến trúc Pháp – Ảnh: Lam Tang
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Lạt
Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan.
4. NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN
Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội chính là cái tên chính thức của nhà thờ Đức Mẹ ở Sài Gòn mà không phải ai cũng biết bởi cái tên nhà thờ Đức Mẹ đã nằm sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ người dân đất Sài thành. Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm lịch sử nhà thờ Đức Mẹ vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm, được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Mẹ là tuyệt tác kiến trúc ở Sài Gòn. Ảnh: Vu Bui
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.
Nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại sừng sững dù qua bao thăng trầm lịch sử. – Ảnh: Kelvin
Kiến trúc sư J.Bourad đã dành chiến thắng khi vượt qua 17 đồ án tham gia khác. Phương án của ông mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha lẫn Gothic. Vị trí xây dựng ban đầu được đề xuất ở 3 nơi, cuối cùng được quyết định tại vị trí hiện nay, thuộc quảng trường Công xã Paris, trung tâm quận 1. Mặt chính nhà thờ quay hướng Đông Nam, về phía đường Nguyễn Du, lưng quay về phía đường Lê Duẩn hiện nay.
Nhà thờ Đức Bà đẹp tráng lệ. – Ảnh: Quang Minh Tran
Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi ấn tượng với nhiều du khách.
Gạch xây nhà thờ là loại gạch không bám bụi rêu và đến nay vẫn có màu hồng tươi ấn tượng. – Ảnh: Aocuoi
Một góc nhà thờ Đức Bà khi thành phố lên đèn. – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
Nhiều du khách và người dân Sài Gòn hàng ngày đi qua vẫn trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ mà vẫn giản dị, uy nghiêm mà gần gũi. Trải qua bao năm tháng và biến động, công trình vẫn tồn tại giữa lòng Sài Gòn, như một dấu son đô thị.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, những công trình kiến trúc nhà thờ độc đáo mang đậm dấn ấn của Pháp đặc trưng nơi đất Việt còn tồn tại mãi đến tận mai sau luôn là điểm tham quan thu hút nhiều lữ khách đam mê du lịch và khám phá công trình kiến trúc.
Mời bạn đón xem: Phút linh thiêng trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam – Phần 2
Kinhnghiemditour.vn – Hà Lee
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments