Phố Lương Văn Can

Lương Văn Can (hiệu Ôn Như, 1854-1927), người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Một trong những người sáng lập, lãnh đạo và giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục. Đỗ cử nhân năm 1879, được triều đình Huế bổ làm giáo thụ và thực dân Pháp cử làm ủy viên Hội đồng thành phố Hà Nội, song Lương Văn Can đều từ chối, ở lại quê nhà mở trường dạy học.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

Năm 1907, cùng một số nhà Nho yêu nước, thành lập Đông Kinh Nghĩa thục, được bầu làm thục trưởng (hiệu trưởng); chủ trương cách tân đất nước bằng con đường phát triển văn hóa giáo dục trong nhân dân. Tháng 12/1907, nhà trường bị cấm hoạt động. Năm 1914, Pháp viện cớ kết án ông 10 năm biệt xứ sang Nam Vang (Phnom Penh), đến 1912 đã phải thả. Ông mất tại nhà số 4 Hàng Đào, Hà Nội ngày 12/6/1927.

Vào năm 30 của thế kỷ trước, người ta mở đường thẳng từ ngã ba Hàng Quạt qua Hàng Gai, thông đến Bờ Hồ. Con đường từ ngã tư Hàng Bồ đến Bờ Hồ lúc đầu đặt tên là phố Lê Quý Đôn, sau 1954 được đặt tên mới là phố Lương Văn Can. Phố Hàng Quạt chỉ còn từ ngã ba xuống đến phố Hàng Nón.

Đầu phố Hàng Quạt cũ là đất thôn Yên Hoa, thôn này được sáp nhập với thôn Xuân Yên, di tích còn lại đền Xuân Yên ở số nhà 6A phố Lương Văn Can ngày nay. Đền Xuân Yên thờ Nguyên Quận phu nhân, góc bên phải ngã ba Lương Văn Can-Hàng Quạt còn có đình Xuân Phiến Thị của dân làng Đào Xá, huyện Ân Thi, Hưng Yên. Xuân Phiến Thị, nghĩa là chợ quạt mùa xuân. Nơi đây, đến “phiên chợ quạt,” lái buôn quạt các nơi về đây cất hàng.

Cuối phố Lương Văn Can, mé bên trái, là cổng hậu nhiều nhà bên phố Hàng Đào ăn thông sang. Nhà số 10 Hàng Đào, thông sang nhà số 17 Lương Văn Can, một thời là cơ sở của trường Đông Kinh Nghĩa thục.

 

  Nhà hát Thăng Long

Qua đình Xuân Yên là nhà Thông Sáng, có thể gọi là nhà hát tuồng đầu tiên của Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20 với cái tên Kinh Kỳ Hý Viện. Trông sang ngã ba Hàng Quạt là rạp chiếu bóng Cinéma Modeme của người Tây lai, lấy vợ Việt Nam. Rạp chuyên chiếu phim trinh thám, đó là rạp chiếu phim đầu tiên ở Hà Nội.

 

Đến phố Lương Văn Can ngày nay, du khách cảm nhận đầu tiên là phố đồ chơi dành cho con trẻ. Đồ chơi do Vịêt Nam sản xuất, nhập từ Trung Quốc sang, đồ chơi trí tuệ Lego, đồ chơi người máy, các loại xe chạy bằng pin, những cây thông Noel, cái gì cũng có. Vào Ngày Quốc tế thiếu nhi, Rằm Trung thu, Lễ Giáng sinh, các bậc phụ huynh đưa con đến mua đồ chơi tấp nập, làm tắc nghẽn giao thông.

Ở phố Lương Văn Can cũng không chỉ có đồ chơi, mà còn có các cửa hàng chuyên may áo dài phục vụ chị em với tên cửa hàng đều có chữ “Trạch” như An Trạch, Phúc Trạch, Bình Trạch, Đông Trạch, Vân Trạch, Hưng Trạch vì họ đều có chung quê hương là làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Người có công đưa “thương hiệu” may từ làng quê ra kẻ chợ là ông Lý Khoan, tức Phó Dùi. Ông mở cửa hiệu có tên Mỹ Trạch, ở số 6B, chuyên may áo mềm, áo kép, áo bông phục vụ các bà, các cô, rất có tín nhiệm với khách hàng. Cửa hàng của ông có cả trăm thợ làm trong nhà.

 

 

 
Nay thì tấm áo dài truyền thống đã được “cách tân” cho hợp thị hiếu thế hệ trẻ, một loạt hiệu may mới ra đời với Bảo Thành, Hà Phương, Hoàng Giang tạo nên một sự cạnh tranh giữa các nhà may với nhau. Khách có quyền lựa chọn cho mình cửa hàng ưng ý. Để khép kín các công đoạn trong nghề may của phố Lương Văn Can, vài năm gần đây xuất hiện nhiều cửa hiệu bán phụ kiện may mặc: gồm kim, chỉ, cúc, các phụ tùng máy khâu, kéo, thước, các loại vải đủ mọi màu sắc, thêu hoa trông “bắt mắt.” 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Giữa phố Lương Văn Can, bên số chẵn là một dãy hàng bán bánh bao “đặc biệt” 3.000đồng/chiếc, đắt hàng vào buổi tối. Bên số lẻ các cửa hàng vỏ bánh gối, mỳ sợi, hà cảo, sủi cảo.

Phố Lương Văn Can nổi lên nhà hát Thăng Long “đỏ đèn” suốt tuần. Cùng với Minh™s Jazz Club tạo nên một nét độc đáo của phố Lương Văn Can. Nhà hàng ăn nhanh Song Anh hấp dẫn phù hợp với nếp sống công nghiệp.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.