Phố Hàng Vải dài gần 240m, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố chạy theo hướng đông-tây, kéo từ ngã tư Lãn Ông – Thuốc Bắc đến phố Phùng Hưng, đoạn giữa đi qua ngã tư Hàng Đồng – Bát Sứ và cắt ngang phố Hàng Gà.
Vào thời Nguyễn, Hàng Vải là một trong những con phố ở gần chợ Đông Thành (Đông Thành Thị: chợ phía đông thành), thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Ngôi chợ này đã có từ rất lâu trước đó, trong sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết: “Thời nhà Lý mới đóng đô ở kinh đô Thăng Long, người bốn phương lũ lượt kéo đến, học tập buôn bán, cùng nhau mở chợ Cửa Đông, lập đàn tràng đại hội sát liền ngay đền thờ thần”.
Phố hàng Vải – Ảnh: Sưu tầm
Ngày xưa phố này gồm hai đoạn: Đoạn phía đông có các cửa hàng bán vải, chủ yếu là vải nhuộm nâu, nên có tên là Hàng Vải Thâm; phần còn lại có một số cửa hàng bán cuốc nên gọi là Hàng Cuốc. Gọi là Hàng Vải Thâm để phân biệt với phố Hàng Vải cạnh đấy chuyên bán vải trắng (nay đã nhập vào phố Thuốc Bắc). Gọi là Hàng Vải Thâm nhưng tại đây lại bán các thứ vải tấm, tức là vải khổ nhỏ do khung cửi cổ truyền ở Kẻ Bưởi dệt ra, chỉ rộng độ hai gang tay. Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Etoffes. Từ sau 1945, tên Hàng Vải được đặt chính thức cho phố này.
Xem thêm: Khách sạn tại Quận Hoàn Kiếm
Phố Hàng Vải thời Pháp thuộc – Ảnh: Sưu tầm
Cuối TK 19 dân phương Tây qua đây kinh doanh cũng làm cho hàng hóa phong phú đa dạng hơn với nhiều thứ mới nhập cảng, tuy nhiên mặt ngoài các cửa hàng vẫn gần y nguyên và đường phố dường như không mấy thay đổi. Khi chợ Đông Thành dọn về Đồng Xuân thì trong phố vẫn bày bán những mặt hàng theo truyền thống cũ như giấy bút, vải…
Phố Hàng Vải bình dị, không ồn ào, bon chen – Ảnh: Sưu tầm
Phố Hàng Vải Thâm thời Pháp thuộc gọi là Rue des Etoffes, dịch khá đúng nghĩa đen. Từ năm 1945, phố này sáp nhập làm một với phố Hàng Cuốc và được đặt tên chính thức là phố Hàng Vải. Hồi đầu dân phố ít người giàu; chủ yếu chỉ gồm những gia đình buôn bán nhỏ trong các ngôi nhà kiểu cổ. Về sau mới có những người nhiều tiền ở nơi khác tới đây mua được nhà đất để xây dựng thành cửa hàng lớn với gác cao và hiện đại hơn.
Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội
Phố hàng Vải ngày nay chuyển sang kinh doanh về tre – Ảnh: Sưu tầm
Đoạn giữa phố Hàng Vải từ cuối TK 20 chủ yếu chuyển sang chuyên doanh về tre; từ tre trong kiến trúc, xây dựng, cho tới tre trong nội thất, sinh hoạt hàng ngày đều được thiết kế, gia công tại đây. Đầu phố là nơi tập kết xe chở các loại thảo dược và nguồn hàng khác cho những cửa hiệu ở quanh ngã tư Thuốc Bắc – Lãn Ông.
Chùa Thái Cam (số 44 phố Hàng Vải) – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội
Thực dân Pháp qua cũng làm cho hàng hóa phong phú đa dạng hơn với nhiều thứ mới nhập cảng, tuy nhiên mặt ngoài các cửa hàng vẫn như cũ làm cho đường phố có vẻ không mấy thay đổi. Phố này hồi đầu ít người giàu; nơi ở của dân chủ yếu là những ngôi nhà cổ của gia đình buôn bán nhỏ, không có mấy sự thay đổi. Tuy nhiên sau lại có những người nhiều tiền ở phố khác mua được nhà đất ở đây xây dựng thành nhà với gác cao, hiện đại hơn để mở những cửa hàng lớn.
Phố hàng Vải với những sản phẩm tre đa dạng – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Phố Hàng Vải hiện nay không còn sinh hoạt phường hội kiểu ngày xưa nữa; trong phố không có nhà nào bán vải, nhưng nét phố, khung cảnh phố vẫn được gìn giữ. Mặt hàng chuyên doanh về tre trên phố ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú, từ tre trong kiến trúc, xây dựng, cho tới tre trong nội thất, sinh hoạt hàng ngày đều được gia công, thiết kế tại đây. Những hàng tre hai bên phố được xếp ngay ngắn, cao vút, nối tiếp nhau tạo thành một con phố tre giữa lòng khu phố cổ.
Leave a Reply
View Comments