Phố Hàng Thùng chỉ dài gần 220m, đi từ đường Trần Nhật Duật, cắt ngang phố Nguyễn Hữu Huân, đến phố Hàng Bè, nối liền với phố Cầu Gỗ. Phố thuộc hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bạc, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phố Hàng Thùng có chiều dài hai trăm hai mươi mét, đã thay đổi tên gọi nhiều lần: Rue Foutcheou ( phố Phúc Châu), sau họ chia đôi, phần phía đông là phố Rondony và phần phía tây là phố Hàng Thùng ( Rue des Seaux). Sở dĩ họ gọi riêng ra như thế vì nửa phố bên ngoài cửa ô Đông Yên giáp Bờ Sông là nơi bán gỗ cây, gỗ phiến cùng với chợ tre nửa ở giáp Hàng Tre, còn đoạn phố bên trong cửa ô có nghề ghép thùng bằng tre, nguyên liệu là tre nứa vầu mua ở dưới bè ngoài sông; Hàng Thùng là tên gọi thông thường cũ của ta.
Phố hàng Thùng xưa kia – Ảnh: Sưu tầm
Tên Hàng Thùng vẫn tồn tại, là vì cho mãi đến những năm ba mươi, ở Hà Nội nhiều nhà không đặt máy nước trong nhà, nước ăn nước rửa đều lấy ở giếng đào trong sân hoặc thuê người lấy ở vòi nước công cộng hay thuê gánh từ sông về; nước sông phải đánh phèn chua mua ở phố Hàng Phèn. Thùng gánh nước làm bằng tre nứa ghép rồi gắn sơn sống. Về sau người Hà Nội dùng đèn thắp sắng bằng dầu hoả, những thùng sắt tây đựng dầu cũ được đóng đai làm thùng sắt tây bán ở phố Hàng Thiếc. Nghề làm thùng tre không kiếm ăn được, những cửa hàng làm và bán thùng tre ít dần rồi mất hẳn.
Phố chuyên bán thùng đựng nước – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Quận Hoàn Kiếm
Phố Rondony ( nửa phía đông Hàng Thùng) từ trước vẫn có nhiều cửa hàng gỗ, nghề này phát triển mạnh và nhà buôn làm giàu nhanh chóng, cửa hàng gỗ lan vào nửa phố phía trong cửa ô. Ngoài gỗ phiến, gỗ tấm người ta làm cả đồ gỗ thành phẩm như giường tủ bàn ghế chạn bát và bán cả áo quan. Người có tiền cải tạo những nhà cổ xây nhà mới cao rộng đẹp hơn.
Sau năm tháng 8 năm 1945, Hàng Thùng gồm cả hai đoạn và có tên là phố Bình Chuẩn; đến năm 1948 trở lại tên cũ là phố Hàng Thùng.
Đền Thọ Nam – Ảnh: Sưu tầm
Ở phố Hàng Thùng, tại số nhà 22 có ngôi đền Thọ Nam, nơi từ lâu đã trở thành một thế giới tâm linh của người dân trong khu phố cổ.
Năm 2008, tác phẩm điêu khắc “Ngôi nhà cổ số 13 phố Hàng Thùng” của họa sĩ Vương Văn Thạo đã lọt vào top 10 tác phẩm của châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc thi “APB Foundation Signature Art Prize.”
Cũng như nhiều con phố khác trong khu phố cổ Hà Nội, những tên phố được đặt theo mặt hàng chuyên được sản xuất và mua bán – Ảnh: Sưu tầm
Theo như tên gọi, phố Hàng Thùng xưa kia có nhiều gia đình sản xuất và bày bán các thứ thùng bằng tre nứa, gỗ được gắn bằng sơn ta, dùng để gánh nước hoặc đựng nước mắm. Ở phía Đông phố Hàng Thùng (phố Rondony) có nhiều gia đình mở cửa hàng bán gỗ và đồ gia dụng bằng gỗ.
Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội
Phố hàng Thùng ngày nay vẫn tấp nập buôn bán – Ảnh: Sưu tầm
Ngoài gỗ phiến, gỗ tấm, họ còn làm cả đồ gỗ thành phẩm như giường, tủ, bàn, ghế, chạn bát… Nghề này phát triển khá mạnh, nên nhiều gia đình ở phố Hàng Thùng đã giàu lên nhanh chóng. Những ngôi nhà thấp, cũ đã được cải tạo, xây mới cao rộng và đẹp hơn.
Cửa hàng thời trang trên phố Hàng Thùng giăng đèn lung linh – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Theo thời gian, số gia đình làm nghề và bán thùng tre ít dần và đến nay không còn ai theo nghề này nữa. Các hộ gia đình năng động chuyển sang nghề khác để có thu nhập cao hơn, hòa nhập vào xu thế chung của thời đại.
Đường phố hàng Thùng sáng Mồng một tết 2012 – Ảnh: Sưu tầm
Quán nem tai bà Hồng trên phố hàng Thùng nổi tiếng gần xa – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội
Giờ đây bà con Hàng Thùng kinh doanh nhiều mặt hàng khác như: ăn uống, tạp hóa, thời trang… Nổi tiếng nhất là cửa hàng nem tai của bà Hồng ở 37 Hàng Thùng và từ lâu quán đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trải qua nhiều đời, quán vẫn giữ được hương vị thơm, ngon quyến rũ rất riêng.
Leave a Reply
View Comments