Núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ và còn mang nét hoang sơ với vách núi dựng đứng. Đây là thắng cảnh hữu tình độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Đồng Nai.

Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Núi có độ cao 837m (cao thứ hai ở Đông Nam Bộ – sau núi Bà Đen ở Tây Ninh – 986m) là điểm du lịch thu hút nhiều du khách hành hương. Vào các dịp lễ, tết số người hành hương về đây lên đến hàng ngàn, tạo bầu không khí náo nhiệt của ngày lễ hội.
 

Xem thêm: Các khách sạn tại Tây Ninh

 


Đây là ngọn núi hữu tình độc nhất vô nhị ở Đồng Nai

Trên núi có Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỳ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng.

 

 Xem thêm: Các khách sạn ở Đồng Nai

 

Phong cảnh hùng vĩ và hoang sơ của ngọn núi Chứa Chan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đồng Nai

 

Suối Tiên trong vắt, nước chảy róc rách quanh năm và cây đa ba gốc thần bí ở lưng chừng núi như minh chứng thêm cho các huyền tích được truyền từ bao đời của vùng sơn cước này. Từ độ cao hơn 600 mét, phóng tầm nhìn ra xa du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hữu tình, và lòng người sẽ cảm thấy thư thái sau chặng đường dốc lắm gian nan vất vả.
Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của Huyện Xuân Lộc và chùa Bửu Hưng từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giải phóng.
 

Tại sao gọi là Chứa Chan?

 

“Núi ôm ấp mây, mây ấp núi”

Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoạn loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.
 

 Chốn bồng lai tiên cảnh nơi trần thế
 

Trải qua những biến thiên của lịch sử trong quá trình mở mang bờ cõi của cha ông ta thì ngọn núi Chứa Chan có lẽ là một đỉnh điểm trên bước đường Nam tiến. Tương truyền thời chúa Nguyễn, công chúa Ngọc Vạn đã đặt chân tới vùng đất này, thấy phong cảnh hữu tình non xanh thuỷ tú, bà đã dựng doanh trại lập đền chùa miếu mạo thờ phụng phật tổ thần linh.

 

Vừa có sông, vừa có núi, quả là một vẻ đẹp hữu tình 

 

 Đường lên đỉnh núi cheo leo

 

 Thị trấn Xuân Lộc nơi có ngọn núi nổi tiếng này

 

Vào những buổi chiều mưa, núi mang một nét trầm buồn

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến núi Chứa Chan

 

Nơi đây là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách đến với danh thắng Núi Chứa Chan là tìm về với sự tĩnh lặng, thưởng thức vẻ đẹp, sự trong lành của thiên nhiên, viếng chùa để lòng thanh thản, cầu mong cho sự bình an; để hiểu, tự hào và trân trọng thêm những giá trị truyền thống của nhân dân miền Đông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.