Non nước – làng đá cổ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, không chỉ thu hút khách du lịch Đà Nẵng trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên vô cùng ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người tạo nên những bức điêu khắc chạm tới cảnh giới nghệ thuật đầy ma mị.

 

Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn – Ảnh: Junest Chick

 

Từ những vật phẩm thường ngày

Là làng đá mỹ nghệ Non Nước – Ảnh: Bóng đá

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Nam

 

Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tương truyền, làng nghề được hình thành vào cuối thế kỷ XVII, do nghệ nhân người Thanh Hóa, ông Huỳnh Bá Quát – vị cao tổ nhiều đời của quan Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam sáng lập.

 

Huỳnh Bá Quát là người có nhiều hiểu biết và am hiểu truyền thống do tổ tiên truyền lại, chính vì thế khi rời quê hương vào khu vực núi Ngũ Hành Sơn định cư, ông đã nhận thấy núi đá cẩm thạch và bắt đầu đục đẽo thành các vật phẩm thường ngày như cối xay, chày giã,… phục vụ đời sống hằng ngày cho dân cư trong vùng. Lâu dần, ông mở rộng nghiệp làng cho cả những người xung quanh trong lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. Và cho đến ngày nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước đã vang danh ra khỏi địa phận quốc gia để đến với cộng đồng quốc tế.

 

Từ những vật phẩm thường ngày

Từ những vật phẩm thường ngày – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Nẵng

 

Đến các tác phẩm nghệ thuật tinh tế hơn

Đến các tác phẩm nghệ thuật tinh tế hơn – Ảnh: Nguyen Cong Duc

 

Vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm, làng đá mỹ nghệ Non Nước tổ chức ngày giỗ tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập cũng như các thế hệ đi trước. Nơi đây vẫn còn nhà thờ của “Thạch Nghệ Tổ sư” như lời nhắc nhở tri ân đến con cháu mai sau. Đây là dịp để các gia đình nghệ nhân, thợ điêu khắc cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh hay cả khách du lịch Đà Nẵng có cơ hội tìm hiểu về truyền thống làng nghề, trao đổi tinh hoa mỹ nghệ và cùng tưởng nhớ đến các bậc tiền bối có công gầy dựng một làng đá nổi tiếng như hiện nay.

 

Văn hóa Champa

Nơi tưởng nhớ đến tổ sư nghề đá – Ảnh: Chris Underhill

 

Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa một cách hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa. Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian.

 

Văn hóa Champa

Văn hóa Champa – Ảnh: thanhlichho

 

Ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật đá mỹ nghệ Non Nước

Ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật đá mỹ nghệ Non Nước – Ảnh: HQN

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng

 

Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho “đứa con” của mình. Du lịch Đà Nẵng đến làng đá, du khách sẽ được chìm đắm trong thế giới của vô vàn những dòng sản phẩm khác nhau từ tượng phật, tượng người, hình hài muôn thú, đồ gia dụng (gạt tàn thuốc, ống đựng tăm, cối đá,…), vòng trang sức,… tất cả đều toát lên vẻ tinh xảo và tinh tế đến từng góc cạnh.

 

Từng tác phẩm nghệ thuật

Từng tác phẩm nghệ thuật – Ảnh: HQN

 

Vẻ đẹp của làng đá mỹ nghệ lâu đời

Đều được thổi hồn sức sống – Ảnh: HQN

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Sản phẩm mỹ nghệ của làng phần lớn được bán trực tiếp cho khách du lịch Đà Nẵng khi họ ghé thăm, 30% còn lại sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Nhiều thương gia và khách du lịch Đà Nẵng đến từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada, Hà Lan, Mỹ… đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước sau khi có những trải nghiệm hấp dẫn tại nơi này. Ước tính chỉ trong năm 2013, doanh thu của làng nghề đã đạt hơn 400 tỷ đồng, đây không phải là một con số nhỏ và nó cũng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tiếp theo.

 

Làng đá mỹ nghệ Non Nước hội tụ đầy đủ 4 tiêu chí để làm nên một Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cụ thể là biểu thị được bản sắc văn hóa cộng đồng, phản ánh được sự sáng tạo nhưng vẫn gìn giữ được truyền thống qua nhiều thế hệ, có khả năng tồn tại và phát triển bền vững lâu dài theo thời gian và được cộng đồng cam kết bảo vệ, duy trì.

 

Vẻ đẹp của làng đá mỹ nghệ lâu đời

Vẻ đẹp của làng đá mỹ nghệ lâu đời – Ảnh: HQN

 

Là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch Đà Nẵng

Là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch Đà Nẵng – Ảnh: HQN

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Nẵng

 

Du lịch mùa hè tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, du khách sẽ được chìm đắm vào khoảng không gian hữu tình, thơ mộng dưới chân núi Ngũ Hành Sơn huyền thoại, yên ả một cảm giác thanh bình. Bên cạnh đó là cơ hội chiêm ngưỡng vô vàn tác phẩm nghệ thuật khắc họa một bản sắc văn hóa đáng tự hào của dân tộc trong tour du lịch đáng nhớ.

 

LaNa vtp – Kinhnghiemditour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.