Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Làng Chè Đông (xưa gọi là Kẻ Chè) thuộc xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa không chỉ là quê hương nhà sử học đầu tiên của Việt Nam Lê Văn Hưu mà còn được mệnh danh làng “cổ vật” của Thanh Hoá nổi tiếng với nghề đúc đồng.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Trống đồng Đông Sơ nổi tiếng khắp thế giới

 

 Xem thêm : Các khách sạn giá tốt ở Thanh Hoá

 

Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo, các nghệ nhân đã khôi phục những sản phẩm truyền thống như đúc chiêng, đúc trống đồng, đúc tượng đồng, đồ thờ, lư hương con giống… và đỉnh cao nhất là nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn với những chi tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa.

Âm vang như tiếng trống của cha, sâu sắc như cơi trầu của mẹ, ấy là truyền thống mà người dân làng nghề luôn tâm niệm và gửi gắm vào từng sản phẩm của mình. Một lần đến với quê Thanh, để hiểu thêm về con người và mảnh đất nơi đây là món quý giá cho chúng tôi vào dịp cuối năm.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Nghệ nhân Lê Văn Bảy và trống đồng lớn nhất Việt Nam

 

Gặp người đúc trống đồng lớn nhất Việt Nam.

 Đó là nghệ nhân Lê Văn Bảy. Anh là nghệ nhân đầu tiên ở Thanh Hóa đúc thành công trống đồng lớn nhất Việt Nam. Trống cao 1,21m đường kính rộng 1,51m, đáy rộng 1,54m do Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hóa) đặt. Anh Bảy năm nay 47 tuổi nhưng đã có gần 40 năm gắn bó với nghề. Anh là nghệ nhân trẻ nhất làng Chè Đông và cũng là người đang “tạo lửa” phục hưng lại làng nghề truyền thống ở đất này.

Năm 1989, anh Bảy một mình lặn lội khắp nơi để tìm làng nghề biết cách thức đúc trống đồng. Làng đúc đồng Ý Yên (Nam Định) là nơi anh Bảy dừng chân nhưng ở đây không có cơ sở nào biết. Một lần anh Bảy ra thăm bảo tàng Quốc gia – Hà Nội, tình cờ gặp nhà sử học Dương Trung Quốc và nghe trăn trở: “Bây giờ cái khó khăn lớn nhất của chúng tôi là việc đúc trống đồng!”. Ông đưa cho anh Bảy một số hình mẫu hoa văn nội tiết trên mặt trống. Vừa mừng, vừa lo anh Bảy ôm đống tài liệu về nhà mày mò, phải mất gần 1 năm trời sản phẩm đầu tiên mới được ra lò. Anh Bảy mang sản phẩm ra Hà Nội, mọi người rất mừng vì “Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh” (nghe tiếng trống đồng, tóc dần bạc đi) đã được tìm thấy. Từ đây, nghề đúc trống đồng của làng được Bảy phát huy và mở rộng cơ sở, đơn vị đặt hàng của anh trong và ngoài nước ngày càng nhiều.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Các nghệ nhân đang đổ đồng vào khuôn đúc

Kỹ thuật đúc đồng.

Đúc các vật dụng bằng đồng đã khó nhưng đúc trống đồng còn khó khăn hơn rất nhiều. Theo kinh nghiệm đúc trống, anh Bảy cho biết: Các khâu trong đúc trống phải được thực hiện theo từng giai đoạn, không được vội vàng. Khó nhất là khâu đúc mặt trống liền thân vì vừa phải có hoa văn sinh động, âm thanh phải trong trẻo, trầm hùng. Điều cần thiết, nghệ nhân khi đúc trống phải thổi được cái hồn vào trống. Để có được chiếc trống hoàn hảo thì trong quá trình đúc trống phải lấy được tiếng trống, việc này không phải ai cũng làm được không giống như đúc cồng, chiêng… đúc xong mới lấy tiếng. Hợp kim là yếu tố quyết định của tiếng trống. Nên khâu này đòi hỏi nghệ nhân phải kiểm tra chất lượng đồng thật kỹ, nếu để lọt một chút hợp kim khác lẫn vào trống sẽ hỏng ngay. Tiếp theo đến công đoạn pha chế hợp kim, khâu này là bí quyết riêng của mỗi nghệ nhân không truyền cho người ngoài.

Cũng theo anh Bảy khâu tạo hình quan trọng không kém, anh cho biết: Nguyên liệu chủ yếu bằng đất sét được thái nhỏ, trấu và than lim để tạo thành khuôn. Việc này đòi hỏi phải có bàn tay tài hoa, sau đó khuôn phải được phơi khô rồi nung qua lửa gỗ, nung cho chín kỹ nếu không khi đúc trống sẽ đọng hơi nguy cơ thất bại là rất lớn.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Bức tượng Bác Hồ làm bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam

 

Gian khổ, lận đận nhưng vẫn yêu nghề. 

Nghề đúc đồng ở làng Chè Đông ra đời từ thế kỷ 17, trong làng còn có đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Khổng Minh Không. Thời kỳ thịnh vượng nhất có tới 90% hộ gia đình tham gia luyện đúc. Trong thôn ngoài ngõ tấp nập người ra kẻ vào, đêm đến cả làng sáng rực bởi lửa ở các lò đúc. Những năm 80, 90 của thế kỷ 20 người tiêu dùng chuyển sang dùng đồ nhôm, sắt, gang, nhựa thậm chí bằng inox… vì giá thành rẻ hơn. Những hộ yêu nghề còn lại cũng không dám đúc những sản phẩm lớn và mới. Họ chỉ đúc các loại đồ dùng để thờ như ly, đỉnh, hạc, rùa… chủ yếu làm theo đơn dặt hàng. Làng nghề Chè Đồng có nguy cơ mai một.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Bát hương và bốc bát hương 

 

 Xem thêm : Các tour giá tốt ở Thanh Hoá

Cho tới khi phiên bản trống đồng đầu tiên do cha con nhà nghệ nhân Lê Văn Du đúc thành công bằng phương pháp thủ công đã mở ra một hướng đi mới cho làng nghề Chè Đông. Đến nay, những nghệ nhân có tâm huyết với nghề như Lê Văn Bảy, Lê Văn Dương, Thiều Quang Tùng, Lê Bá Châu, Đặng Ích Hoàn… đã thực sự khiến làng Chè Đông sống dậy với những sản phẩm nổi tiếng cả nước.

 

Nơi khởi nguồn âm vang trống đồng nghìn năm

Những sản phẩm được đúc bằng đồng.

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thanh Hóa

Giờ đây, bên lò than ửng hồng người ta lại được chiêm ngưỡng một kỹ thuật đúc đồng điêu luyện bằng phương pháp thủ công từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân trẻ làng “cổ vật” Thanh Hóa. Và chắc chắn trong tương lai, nghề đúc đồng ở làng Chè Đồng nói riêng và ở Xứ Thanh nói chung sẽ còn khởi sắc hơn nữa. Những chiếc trống đồng Chè Đông đã vượt ra ngoài lũy tre làng, mang theo niềm tự hào của người dân và góp phần làm nên diện mạo mới cho làng nghề.

 Kinhnghiemditour – Nguồn tổng hợp

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.