Cho dù là người dân vùng đồng bằng hay cao nguyên, đồi núi hay vùng biển thì vẫn phải mưu sinh hàng ngày, nhưng có lẽ khi xem những hình ảnh dưới đây bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống đời thường của những ngư dân ngày ngày đối mặt với muôn trùng sóng biển, xem biển cả là nhà với những thời khắc lao động thật đẹp và bình dị, dù công việc có nhiều khó khăn vất vả nhưng trong mỗi ánh mắt nụ cười vẫn ánh lên niềm vui hạnh phúc.
VẺ ĐẸP ĐỜI THƯỜNG TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC –
PHẦN 8: VÙNG BIỂN MIỀN NAM
Ngư dân mang lưới và giỏ chuẩn bị ra khơi dưới bầu trời xanh mênh mông ở bãi biển Nhà Mát, Bạc Liêu. – Ảnh: Andre Luu
Làng chài Phước Hải, vũng Tàu. – Ảnh: Hang Duong
Nghề cá vẫn là duyên nợ khó dứt ở các làng chài của những ngư dân dù cho sóng biển có dậy sóng vẫn ra khơi đánh cá, có những ngư dân cả đời gắn với biển từ lúc tuổi thơ đến khi tuổi già xế bóng, từng thế hệ cứ nối tiếp nhau bám biển.
Phơi lưới ở làng chài Phước Hải, Vũng Tàu. – Ảnh: Logo400 Photography
Thông thường thì tháng 3 và tháng 4 hàng năm là mùa biển êm nên các đội ghe lớn đánh bắt xa bờ hay ra khơi nhất. Trong bờ, các cơ sở làm dịch vụ hậu cần nghề cá vẫn mải miết làm việc, sau khi nhận cá từ các ghe tàu về, ngoài việc bán cá tươi, các cơ sở chế biến thuê người làm sạch rồi ướp muối, phơi khô. Cứ một tạ cá tươi, 20 kg muối thì sẽ cho ra 40 kg cá khô.
Thu hoạch cá tươi ở biển Long Hải, Vũng Tàu. – Ảnh: Peter Pham
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bà Rịa Vũng tàu
Người dân làng chài vùng biển thường tập trung ở chợ cá để mua bán những mẻ tôm, cá, mực còn tươi sống, số đông tập trung vào công việc gỡ lưới, đổ cá vào thùng lạnh, cân cá cho thương lái. Thi thoảng có người đi lượm vài con cá chết ở các mẻ lưới đã gỡ xong. Cách bờ không xa, vài chiếc thuyền thúng chao đảo chở hải sản vào bờ, phần nhiều là ghe thuyền của ngư dân neo đậu ngoài xa để kịp cho chuyến xa khơi kế tiếp.
Ngư dân gom thuyền thúng chuẩn bị cho chuyến xa khơi tiếp theo. – Nguồn Ảnh: Peter Pham
Thả lưới ở biển Cần Giờ. – Ảnh: Huynh Khai
Nghề biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết để ra khơi đánh bắt, hầu hết người dân vùng biển từ cha truyền con nối đều kiếm sống từ nghề đánh bắt cá, khoản thu nhập có thể xem là ít ỏi, nhưng đó là cái nghề truyền thống của cả một vùng. Ngày nay, từ đánh bắt ven bờ, nhiều hộ ngư dân đã sắm được thuyền to để đánh bắt xa bờ.
Nghề cá đã ăn vào máu vào thịt của mỗi ngư dân vùng biển. – Nguồn ảnh: Photocontest
Xẻ bùn tìm “vàng” ( bắt sò) ở Cần Giờ. – Ảnh: Huynh Khai
Có những làng chài ven biển là bãi ngang như làng chài Phước Hải, Cần Giờ… nên không có cảng cá, ghe lớn không vào được nên từ đêm khuya ngư dân phải đi thuyền thúng ra ghe lớn đậu ngoài xa rồi chuyển thúng lên ghe, ghe chở ngư dân ra khơi rồi thả họ cùng thuyền thúng xuống biển đánh cá, sau đó ghe lớn lại đưa ngư dân cùng các thúng vào gần bờ và từ đó ngư dân chèo thuyền thúng trở vào bờ vào sáng sớm. Lúc đó họ gỡ lưới bắt tôm, cá bán cho các vựa…
Thăm lưới biển Cần Giờ. – Ảnh: Quang Tran
Bình minh ló dạng trên biển Cần Giờ. – Ảnh: Le Thanh Son
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Những người ngư dân ở đây đều rất nhiệt tình, họ là những người dân lao động chất phác, dễ gần gũi và mến khách. Thế mới biết, cuộc sống của những ngư dân ở làng chài tuy vất vả và khổ cực, ngày ngày tháng tháng quanh quẩn, lênh đênh trên những chiếc thuyền, gian truân những con sóng và những mẻ cá lúc đầy, lúc vơi nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu công việc của mình biết nhường nào.
Tuổi già vẫn một nắng hai sương. – Ảnh: Tam Angel
Nụ cười trên thúng ở làng chài cửa sông cái Nha Trang. – Ảnh: Le Thang
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nha Trang
Ngư dân thường rất tự hào về công việc của mình. – Ảnh: Linh Ly Thanh
Gánh lưới buổi bình minh ở biển Nhà Mát, Bạc Liêu. – Ảnh: Minh Khoa Vang
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bạc Liêu
Cuộc sống của người dân làng chài vùng biển vẫn mộc mạc, đơn giản từ bao đời với những chiếc thuyền thúng, thuyền gỗ, với mái chèo, mảnh lưới. Họ vẫn sống cuộc sống bình dị, yên ả nơi vùng biển vắng. Nơi mà ở đó con người hòa quyện với thiên nhiên hơn và mỗi nơi đặt chân đến đều mang hơi thở cuộc sống làng chài.
Mỗi nơi đặt chân đến đều mang hơi thở cuộc sống làng chài vùng biển. – Ảnh: Xomnhiepanh
Du khách đến thăm làng chài vùng biển có lẽ sẽ ấn tượng nhất bởi hai món đặc sản vùng này đó là cá khô và nước mắm, nổi tiếng là nước mắm Phú Quốc vừa thơm ngon lại nhiều đạm, đến đây rồi ai cũng mua về vài thùng làm quà cho người thân.
Đồng hành. – Ảnh: Xomnhiepanh
Làng chài vùng biển, nơi con người hòa quyện với thiên nhiên. – Ảnh: Andre Luu
Khác với trẻ em vùng đồng bằng thành thị, trẻ em vùng biển có vẻ đẹp mặn mà bởi làn da rám nắng ngây thơ chân chất vô cùng dễ thương, ngoài giờ học các em thường phụ giúp bố mẹ gỡ lưới, bắt cá hay đan lưới.
Nhí nhảnh làm dáng trước ống kính của trẻ em làng chài trên đảo Nam Du, Kiên Giang. – Ảnh: Duong Phat Minh
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Kiên Giang
Trẻ em miền biển chơi đùa. – Ảnh: foutriqu1
Sau khi tắm mát trong làn nước biển trong xanh, du khách có thể mua ngay những đặc sản của biển như cua, ghẹ, tôm, mực, bạch tuộc… của ngư dân ở các làng chài ven biển rồi chế biến ngay trên bãi biển. Sẽ là một cảm giác tuyệt vời khi bạn thưởng thức ngay các loại hải sản tươi sống trong không gian mặn mòi của biển, đá và hàng dương rì rào bên tai cùng những tiếng í ới gọi nhau của ngư dân đánh cá.
Những chiếc tàu cá sẵn sàng ra khơi. – Ảnh: Linh Ly Thanh
Điều du khách ấn tượng nhất trong chuyến hành trình tham quan làng chài có lẽ là hoạt động thử “ hóa thân” làm ngư dân đánh cá một ngày, du khách sẽ được cùng ngư dân lên thuyền ra khơi, thuyền được đưa đến vị trí mà những người ngư dân cho là có thể có nhiều cá và du khách được chèo thuyền, đánh cá như những ngư dân thực thụ.
Đầu tiên, những ngư dân hướng dẫn du khách quăng lưới. Công việc này nhìn qua tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cấn có sự khéo léo vì nếu không cẩn thận lưới sẽ bị rối. Sau khi quăng lưới, các ngư dân cho thuyền chạy một vòng. Công việc tiếp theo mà du khách phải làm là gõ phạm để thu hút sự chú ý của cá vào lưới.
Chuẩn bị lưới cho một hành trình mới. – Ảnh: Nam Anh
Ngày biển động. – Ảnh: Nguyen Duc Tri
Những hình ảnh trên cũng phần nào nói lên cuộc sống gian truân vất vả của người dân chài khắp miền Nam. Mỗi một món hải sản ngon ngọt, thơm lừng du khách được nếm hưởng là kết tinh của những giọt mồ hôi lao động miệt mài, hăng say của người con xứ biển. Vì vậy ta thêm đồng cảm và yêu biết bao quê hương với những con thuyền, những ngư dân ngày ngày ra khơi mang về tài nguyên của biển để làm giàu cho đất nước, mong cho những con thuyền luôn thuận buồm xuôi gió cho đời dân chài vùng biển bớt gian truân.
Kinhnghiemditour.vn – Hà Lee
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..
Leave a Reply
View Comments