Người ta vẫn thường bảo rằng những mối tình đẹp là những mối tình dang dở… Từ xa xưa, các cặp đôi thường không đến được với nhau, rời xa nhau vì những khác biệt phong tục tập quán của mỗi làng. Do đó, ở một số nơi trên đất Việt vẫn tồn tại những phong tục nhân văn bao gồm những lễ hội tình yêu, chợ tình tạo điều kiện để lứa đôi dang dở năm ấy có thể gặp lại và trò chuyện cùng nhau. Cùng Kinhnghiemditour tìm hiểu những lễ hội này trên đất Việt nhé!
Mời bạn xem thêm: Những lễ hội tình yêu theo phong tục cổ trên đất Việt – Phần 1
3. NGÀY HỘI ĐẬP TRỐNG – QUẢNG BÌNH
Lễ hội đập trống là một trong những lễ hội Việt Nam thể hiện tình yêu không giới hạn của người Ma Coong và các dân tộc khác ở Quảng Bình. Vào mỗi năm, lễ hội chỉ tổ chức một lần trong 2 ngày vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch – mừng mùa trăng mới.
Trai làng treo trống chuẩn bị cho đêm hội – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Bình
Mâm cỗ dâng lên lên trời đất giản dị trong lễ hội đập trống – Ảnh: Sưu tầm
Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy tươi tốt và mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong năm. Đồng thời, lễ hội đập trống còn thu hút nhiều du khách đến tham quan bởi màn trình diễn trống độc đáo. Trống của người Ma Coong có hình thù quả cầu gai khá đặc biệt, trong đó thân trống được làm từ cây chi cúp, mặt trống có nguồn gốc từ da trâu to khỏe, được chằng bằng dây mây rừng xâu chéo với nhau rồi được nêm chặt bằng nêm tre.
Mọi người thay nhau đập trống – Ảnh: sưu tầm
Thưởng thức rượu cần trong đêm hội tưng bừng – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Bình giá rẻ
Mọi người sẽ cùng ăn cỗ, uống rượu, hát múa bên bếp lửa bập bùng và thay nhau đập trống đến khi trống vỡ. Sau đó, những nam thanh nữ tú lặng lẽ dắt nhau ra những bờ suối, góc rừng để chuyện trò, tình tự mà không cần quan tâm họ đã có chồng, có vợ hay chưa. Đến rạng sáng, các cặp đôi lại chia ly, trở về cuộc sống hiện tại và hẹn ước đến năm sau. Vì thế, lễ hội đập trống cũng là lễ hội thả cửa để mọi người có thể tìm hiểu nhau.
Mọi người quây quần bên vại rượu cần – Ảnh: sưu tầm
Qua bao năm tháng, lễ hội đập trống vẫn giữ được nét nguyên sơ của lễ hội ngày nào. Cả không gian chỉ tồn tại những yêu thương nồng và những tình cảm thiết tha, chân thành không ghen tuông, không giận hờn. Tập tục đập trống là hoạt động tâm linh của người Ma Coong – Quảng Bình trong suốt quá trình tồn tại ở dãy Trường Sơn hùng vĩ. Du khách hãy đến bản làng của tộc người Ma Coong dịp rằm tháng giêng để cùng cảm nhận không khí nô nức bởi tiếng hò reo của hàng nghìn người xé toạc màn đêm đen hun hút giữa chốn đại ngàn đất Quảng Bình nhé!
4. LỄ HỘI TRÒ TRÁM – PHÚ THỌ
Trò Trám là lễ hội độc đáo được diễn ra vào đêm 11, rạng sáng 12 tháng giêng âm lịch tại thôn Miếu Trò, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này ra đời mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, gắn kết con người với nhau và ca ngợi hạnh phúc tình yêu lứa đôi.
Lễ hội Trò Trám thu hút đông đảo mọi người – Ảnh: Reds VN
Lễ hội gồm 3 phần: hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp”, lễ Mật và lễ rước lúa thần. Trong đó, hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp” có nhiều tiết mục mua vui, hài hước mô phỏng cuộc sống sinh hoạt đời thường, là phần vui nhộn nhất lễ hội.
Hoạt cảnh vui hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp” – Ảnh: Sưu tầm
Đồng thời, lễ Mật diễn ra vào thời khắc giao nhau giữa trời đất, ngày cũ và ngày mới. Sau khi cụ chủ lễ hô “linh tinh tình phộc” thì đôi nam nữ sẽ khéo léo đưa Nõ – tượng trưng cho nam và Nường – tượng trưng cho nữ chọc nhanh vào nhau trong 3 lần, mang lại niềm tin ấm no, mưa thuận gió hòa cho cả làng. Tiếp đến vào giây phút “tháo khoán”, các chàng trai cô gái trong làng sẽ kéo nhau ra sau miếu để tâm tình, trêu ghẹo nhau.
Phút linh thiêng của lễ Mật – Ảnh: Reds VN
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Thọ
Đến sáng hôm sau, mọi người cùng tụ họp lại để tế rước lúa thần mang hy vọng mới tốt đẹp hơn cho những năm tháng đang đến. Các trò vui vẫn tiếp tục diễn ra, góp phần tạo bầu không khí nhộn nhịp, tưng bừng đến khi kết thúc lễ hội.
Người dân địa phương đón lễ rước lúa – Ảnh: Sưu tầm
Những màn trình diễn độc đáo khép lại lễ hội Trò Trám – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ
Người dân địa phương thôn Miếu Trò – Phú Thọ vẫn tổ chức lễ hội “linh tinh tình phộc” hàng năm, thu hút nhiều du khách đến chia sẻ niềm vui, cùng cười sảng khoái những ngày đầu năm. Lễ Mật, tháo khoán dần thay đổi và loại bỏ để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay nhưng giá trị tinh thần cộng đồng của người dân nơi đây vẫn được lưu giữ, phát huy qua bao thế hệ, góp phần làm phong phú giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Việt Nam.
Những lễ hội Việt Nam trên khắp đất Việt đều tồn tại với những mục đích, lý do tốt đẹp để góp phần đa dạng trong mối quan hệ giữa người và người. Trong những lễ hội trên, hẳn chúng ta đều cảm nhận được sợi dây kết nối những mối tình dang dở. Qua đó, đề cao tình yêu, khẳng định những giá trị tốt đẹp và nhân văn trong truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa.
Mỹ Phượng – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments