Có lẽ, đây là ngôi chùa duy nhất không có sư ở. Kể từ ngày chùa dựng, trải qua mấy trăm năm trường chinh, nó vẫn sừng sững, uy nghi và được bao phủ bởi những lớp lang huyền thoại.
Khi màu thời gian dừng lại trên nóc đền thờ Phật, nơi có tượng đôi nghê tọa lạc và màu vôi đã chuyển sang màu đùng đục, cuối đuôi những viên ngói nam đã mục nát vì nắng mưa làm ải cả cái thứ đất sét đã qua lửa lò, than quạt… thì chùa đã trải qua ngót nghét 20 đời ông thủ từ làm công việc trông nom, chăm sóc.
BÍ ẨN CỦA LỜI NGUYỀN
Địa thế làng Hành Thiện mang hình con cá chép. Chẳng biết có phải do “mắc cạn” mà không vượt qua được ải Vũ Môn để hóa rồng hay không mà đất Hành Thiện dành vị trí cao nhất để dựng chùa, thờ Phật.
Một khu đất cao nổi lên nơi đầu mõm rô (gò đất cao nơi cửa sông – PV), án ngữ bờ sông Hồng vào làng. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục yếu tập, chùa Hành Thiện do Không Lộ Thiền sư (1016-1094) xây cất.
Sân chùa rộng mênh mông và hàng trăm năm nay chùa keo Hành Thiện không có sư ở.
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại TP Nam Định
Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Tương truyền, khi ngài đắc đạo, Thiền sư Không lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước, có tài thuần phục được rắn, hổ.
Truyền thuyết còn kể rằng, trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biễn thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, cứ sau 12 năm, một chủ lễ và 4 viên chấp sự được cử ra để làm lễ trang hoàng tượng thánh.
Những người được cắt cử làm nghi lễ tôn nghiêm này phải ăn chay, mặc quần áo mới, sau khi rước thánh tượng từ cấm cung ra mới dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm gội và tô son lại cho tượng thánh. Họ buộc phải giữ bí mật những điều đã thấy khi trang hoàng tượng thánh. Điều đó càng tạo nên lớp sương bí ẩn bao bọc quanh ngôi chùa nhiều huyền thoại.
Những nét cổ kính, trầm mặc
Dấu tích đầu tiên của chùa Keo là ở làng Dũng Nhân (huyện giao Thủy-Nam Định). Năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang bên hữu ngạn sông Hồng. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa; đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả các dấu tích, cả làng mạc lẫn ngôi chùa.
Dân làng Keo phải dời bỏ quê cha đất tổ, một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng (về sau dựng nên chùa Keo – Thái Bình); một phần xuống vùng Xuân Trường, dựng chùa Hành Thiện. Như thế, tính từ khởi nguyên, ngôi chùa mang tên Keo đã tồn tại gần 9 thế kỷ.
Và lịch sử của nó gắn với tên tuổi của Thiền sư Không Lộ – một vị quan văn võ kiêm toàn từ thời Lý, có tài bốc thuốc, chữa bệnh và ăm ắp một bụng kinh luân.
Trong sân chùa rộng mênh mông và hoang vắng, những mái chùa cong cong, những cột, kèo nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”; cửa tam quan đóng im ỉm… Gác chuông hai tầng nằm lặng lẽ. Tất cả dường như đang ””””chìm đắm trong giấc ngủ””””. Bà cụ bán hương, giấy vàng nơi cổng, co rúm lại bên cạnh những cây cột lim đã lên nước.
…. vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Tỉnh Nam Định
Biết tin có khách đến vãn cảnh chùa, cụ Vũ Ngọc Thức, sinh năm 1932, hiện đang là thủ từ trông coi chùa Hành Thiện, từ tốn mở cánh cửa lim nặng nề.
Sự im lặng của gỗ lạt, gạch ngói hàng trăm năm được “cách ly” qua cánh cửa, một không gian thiền vỡ òa, ào đến trong sự kinh ngạc của khách.
Theo lời của cụ, những người đảm trách làm “thủ từ” đến nay đã mấy chục đời. Những thủ từ trước đều đã về với thiên cổ. Kể từ ngày chùa có mặt trên doi đất hình con cá chép này, mọi việc trông coi, trùng tu, lễ lạt nhất nhất đều do làng đảm nhiệm.
Ngày lễ hội, Ban quản lý chùa, đội bảo vệ toàn là những người do làng cắt cử. Ông chủ lễ được chọn phải là người có những “tiêu chuẩn” đặc biệt: hai ông bà còn song toàn, được ăn yến lão (thượng thọ), gia đình văn hóa, không có ””””tì vết””””…
Ngay như đội bảo vệ, thủ từ cũng phải là những người có “gốc tích”. Riêng thủ từ phải theo kiểu “cha truyền, con nối”. Đời cha truyền đời con, đời sau kế thừa đời trước.
Người dân trong xóm chia nhau cắt cử trong giữ chùa
Cũng như những ngôi chùa khác, nghĩa là chùa cũng bao gồm cổng tam quan, cung chùa Phật, đền thánh, đền thờ đức tổ sư… Trước cổng chùa cũng có hai cây đa cổ thụ ngót bốn trăm tuổi soi bóng xuống mặt hồ; hai dãy hành lang gồm bốn mươi gian gỗ lim, mái ngói vảy cá chạy dọc sân chùa lát gạch nghiêng, viên nào viên nấy cũng rắn đanh một màu lửa nung già dặn.
Giải thích sự thắc mắc của tôi về việc chùa không có bóng dáng của “áo thâm, nón tu-lờ” đứng ra làm nhiệm vụ khói nhang cho đức Phật, cụ Thức cười đầy cảm thông: “Ngay từ khi tôi lớn lên đã như thế. Bố tôi kế nghiệp của ông nội; ông tôi thừa hành từ cụ cố… Đến đời tôi là đời thứ 7. Tất cả tên tuổi, ngày tháng của những ông thủ từ đều được ghi rõ trong cuốn “Hành Thiện xã chí”…”.
Những điều bí ẩn thường có lý do của nó. Còn lý giải cho sự lạ của ngôi chùa này là huyền thoại truyền miệng trong dân gian. Truyền rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân làng nơi đây không mấy mặn mà với khói nhang, tượng phật. Đức Thánh tổ giận dữ mới rời chùa đi nơi khác.
Chùa Keo Hành Thiện
Trong một đêm, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, rồi tất cả tượng phật ngài đều cho cả vào đấy. Ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình, mang theo tất cả tượng phật về nơi đất mới. Cũng nội trong đêm ấy, khi dân làng Duy Nhất (huyện Vũ Thư – Thái Bình) tỉnh giấc đã thấy ngôi chùa sừng sững mọc lên. Đức Thánh tổ rời bỏ chùa cũ cùng với lời nguyền: sẽ không có sư nào đến ở đất Hành Thiện.
Theo lời nguyền đó, sau này, nhiều lần các vị sư theo sự phân công của Hội Phật giáo về trông coi chùa Hành Thiện, được dăm ba ngày chẳng hiểu vì lý do gì cũng đều khăn gói ra đi. Cũng từ đó, đất Hành Thiện “có tiếng” là đất kỵ sư. Câu chuyện truyền miệng ấy cứ tồn tại theo miệng nhân thế, nó làm cho ngôi chùa càng mang theo những nỗi niềm dã sử.
GIẢI MÃ CHÙA KHÔNG SƯ
Song hành cùng với chùa Keo Hành Thiện là sự có mặt của chùa Keo Thái Bình. Hai ngôi chùa cùng gắn với tên tuổi của Thiền sư Không lộ, người có công truyền bá rộng rãi đạo Phật trong nhân gian. Sự thiên di của chùa trong khoảng thời gian dài mấy thế kỷ (năm khởi nguồn xây dựng tại làng Dũng Nhuệ – Giao Thủy là 1062 – thời tiền Lý); về đất Hành Thiện năm 1588 và “kinh qua” đất Thái Bình năm 1611.
Về mặt quy mô, chùa Keo Thái Bình bề thế hơn nhiều so với chùa Keo Hành Thiện, thế nhưng về kiến trúc là sự mô phỏng gần như nguyên vẹn. Cả hai ngôi chùa đều được dựng bằng gỗ lim, liên kết với nhau bằng mộng ngậm, đinh tre, mộng vược…
Cụ Thế – người kế nhiệm giữ chức thủ từ.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nam Định
Nghiên cứu về kiến trúc chùa Keo là cả một quá trình đòi hỏi mất nhiều công sức, bởi nó tiêu biểu cho kiến trúc thời tiền Lý và hậu Lê, thời kỳ Phật giáo thịnh trị trên đất nước ta. Sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ 10, dân tộc ta giành quyền tự chủ, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ cả về chính trị và văn hóa. Thái Bình và Nam Định khi đó được coi là những vùng “kinh tế mới”, gắn với phong trào mở rộng dân cư, khai hoang, lấn đất lập nghiệp.
Cùng với việc xây dựng cuộc sống vật chất của người dân thì các nhà sư cũng đến đây để xây dựng đền chùa, đảm bảo cuộc sống tâm linh cho các cư dân vùng đất mới.
Theo sử sách, vùng đất này có tên gọi là Keo hay vùng đất Giao Thủy, nơi nước sông gặp gỡ với nước sông, nước sông gặp với nước biển tạo nên những vùng hồ nước mênh mông. Trong cái khoáng đạt của tự nhiên như thế, con người phải đối mặt với biết bao thử thách, bao rình rập của tự nhiên, thú dữ.
Người ta cần tìm đến những đấng thần linh để được che chở về tinh thần. Đó cũng là lý do để những ngôi đền, chùa mọc lên với cường độ nhiều ở giai đoạn này. Còn căn cứ theo năm xây cất của chùa Keo Hành Thiện và chùa Keo Thái Bình, so sánh với năm sinh, năm mất của Thánh Không lộ Thiền sư có thể thấy được đó chẳng qua chỉ là sự mở rộng phạm vi truyền bá Đạo phật của các bậc tăng ni trong dân chúng. Đức Thánh Không Lộ sinh năm 1016, mất năm 1094.
Đến Hành Thiện sẽ không khó để gặp những cảnh bình yên…
Xem thêm: Các tour giá tốt gần Nam Định
Thời gian ngài sống gắn với việc xây cất chùa Keo trên đất Dũng Nhuệ (huyện Giao Thủy); sau này do trận lụt lớn năm 1611, chùa dời về đất Hành Thiện. Hơn 20 năm sau, chùa Keo Thái Bình mới được hoàn thành (năm 1632). Như thế, sự mở rộng về không gian đó chẳng qua là sự mở rộng phạm vi truyền bá của Phật giáo, do những bậc tăng ni hậu thế kế tiếp công việc của Thiền sư Không lộ.
Còn giải thích cho tích “chùa không sư Hành Thiện”, có chăng đó là do những chướng khí hay sự không hợp đất, hợp nước mà sinh ra đau ốm của những vị sư đã có lần đến với chùa rồi sau đó mau chóng ra đi!?
Cụ Thức cho hay: “Cả xóm Hành Thiện với 35 hộ dân, hiện tại đều sinh sống trên đất hương hỏa của nhà chùa. Trước, nguyên khu đất này được triều nhà Lý cắt đất cho Đức Không Lộ, nên cả làng phải thay nhau cắt cử để trông coi, thờ cúng ngài. Đó là “cái lý” mà người dân thôn Hành Thiện làm công việc nhang khói, trông coi chùa thay sư sãi”.
Leave a Reply
View Comments