Nhà thờ Cổ Du Sinh tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc số 12B đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt. Ngôi thánh đường cổ này được xây dựng năm 1955, do Linh Mục Thiên Phong Bửu Dưỡng thành lập cho bà con giáo dân di cư từ miền Bắc vào, bảo là xây tạm, bởi vì Linh Mục này có mơ ước xây dựng một ngôi thánh đường mang nét kiến trúc Á Đông, nhưng cha phải vâng lời thuyên chuyển công tác quá sớm nên giấc mơ không thành.
Linh Mục Thiên Phong Bửu Dưỡng là con cháu của các vua triều Nguyễn. Sau một thời gian theo tu học ở các ngôin chùa Phật giáo, Cha gia nhập đạo thiên chúa và theo tu học ở dòng Đa Minh, rồi được tấn phong Linh Mục.
Ngôi nhà thờ tạm cổ vẫn tồn tại cho đến nay với lối kiến trúc Á Đông. Bốn trụ cột của tháp chuông và các cột chính của nhà thờ được làm bằng gỗ, được chạm khắc như hình dáng của cây tre, cây trúc, là hình ảnh thân thương của người việt. Đường kính của mỗi cột tre, cây trúc khổng lồ này khoảng 40cm. Trên thân mỗi cây cột đều được khắc các dòng kinh thánh hay thánh vịnh bằng chữ Nôm.
Hiện nay, nhà thờ Cổ Du Sinh đã xuống cấp nhiều và đang được có kế hoạch trùng tu xây dựng lại nhưng vẫn được duy trì lối kiến trúc độc đáo nguyên thủy. Tuy nhiên ,đây vẫn là một điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến Đà Lạt và các du khách quan tâm đến văn hóa kiến trúc cổ.
Leave a Reply
View Comments