Nhà chúa Đảo được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đây là nơi thực hiện sự cai trị hà khắc của 53 đời Chúa đảo, trong đó có 39 đời Chúa đảo người Pháp và 14 đời Chúa đảo người Việt.
Nhà chúa Đảo được chụp lại sau ngày giải phóng – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu
Thời Việt Nam Cộng Hoà, tên Nguyễn Văn Vệ làm chúa đảo từ 1965-1974, đã thiết lập chế độ nhà tù nghiệt ngã nhất là chuồng cọp, dùng sào nhọn bịt đồng, dùng vôi bột, gậy gộc để đàn áp tù nhân, gây vụ “chuồng cọp Côn Đảo” 1970 làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.
Cổng di tích Nhà chúa Đảo – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Côn Đảo
Những bức ảnh, những hiện vật ở đây tái hiện lại một phần sự áp bức, tra tấn dã man mà các chiến sĩ cộng sản phải chịu đựng trong thời gian bị giam cầm tại đây. Trước khi rời nhà trưng bày, chúng tôi còn được nhận một chiếc huy hiệu lưu niệm do những nữ nhân viên ở đây tự tay đeo cho mỗi người cùng với lời cảm ơn và hẹn gặp lại.
Bức ảnh cũ chụp nhà chúa Đảo – Ảnh: Sưu tầm
Khu nhà có tổng diện tích 18.600 m2, trong đó nhà chính và phụ 1.250 m2, sân vườn 17.000m2 cổng nhìn ra thẳng Cầu Tàu. Đây là nơi ở làm việc của 53 đời chúa đảo trong suốt 113 năm từ 1862-1975. Trong số đó, có nhiều tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo, như Andouard từng được mệnh danh là “Tên đao phủ ở Côn Lôn”. Tiếp đó là tên Bouvier làm chúa đảo trong những năm 1927-1942, đã giết hại 802 người tù từ 1930-1934.
Danh Sách 53 Đời Chúa Đảo – Ảnh: Sưu tầm
Với kiến trúc kiểu Pháp, dinh chúa đảo có hai mái và hiên tứ diện vẫn còn nguyên vẹn qua 53 đời Chúa Đảo tồn tại 113 năm ( 1862 – 1975). Nơi đây nhìn ra biển, đối diện Cầu Tàu 914, là nơi tù nhân nhận được “đón tiếp” bằng những đòn phủ đầu rất …Côn Đảo để ai nhụt chí sẽ gục ngã ngay sau những đòn cân não. Đây cũng là nơi thiết kế ra 3 nghĩa địa: Bãi Sọ Người, Hàng Keo, Hàng Dương. Tại nghĩa trang Hàng Dương có 3 khu với 1919 nấm mộ phơi phong gió cát nằm rải rác thì chỉ có 718 ngôi mộ là có tên còn tất cả là vô danh. Dưới nền cát bỏng đó là những bộ xương người chết vì đói khát, bệnh tật, đòn roi và bị hành quyết tại nghĩa địa Hàng Dương, phần lớn là chính trị phạm Cộng Sản. Có thể gọi Dinh chúa đảo hôm nay là một chứng tích có giá trị tố cáo tội ác, là thư viện lớn về Côn Đảo với hình ảnh tư liệu của Pháp, ta lưu giữ được ghi đầy đủ phiên hiệu tù, ngày, giờ hành hình tại pháp trường.
Khuôn viên nhà Chúa Đảo – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Di tích còn thể hiện cuộc sống xa hoa của địch bên cạnh cuộc sống nghèo nàn, hà khắc của tù nhân. Khuôn viên nhà chúa đảo trước đây được gọi là Sở rẫy Ông Lớn, thường xuyên có hàng chục tù nhân bị bắt lao động khổ sai phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo. Di tích là nơi ghi dấu sự kiện thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và năm 1975.
Di tích còn sót lại – Ảnh: Sưu tầm
Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo với 113 năm tồn tại đã chứng kiến biết bao sự biến thiên, thăng trầm và những sự kiện bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược.
Nhà chúa Đảo ngày nay – Ảnh: Sưu tầm
Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:
Côn Đảo – đất nước – con người
Côn Đảo – địa ngục trần gian
Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng
Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam
Ngoài 4 chủ đề phòng trưng bày còn trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916.
Xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo – Vũng Tàu
Khách du lịch tới tham quan nhà chúa Đảo – Ảnh: Sưu tầm
Với tổng số gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hy sinh mất mát, bằng chứng về về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.
Leave a Reply
View Comments