Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Nam
Ngũ Hành Sơn nổi tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất Đà Nẵng. Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng… cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành cho du khách.
Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông. Mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ: Kim Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hỏa Sơn. Không gian huyền ảo, thơ mộng với chùa chiền, hang động, cây cỏ, tiếng chuông chùa… Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi thiên thai giữa chốn trần gian.
Cõi thiên thai giữa chốn trần gian – Ảnh: Sưu tầm
Khách thập phương khi đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng với núi non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt và lắng lòng nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, mọi tạp niệm của cõi trần tục dường như được rũ sạch.
Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.
Với nhiều tên gọi khác nhau – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Ngũ Hành Sơn
Vùng đất địa linh nhân kiệt, đầy chất sử thi – Ảnh: Sưu tầm
Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Tận dụng nét độc đáo đó mà nhiều bàn tay tài hoa đã biến các khối đá vô tri vô giác kia thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến tuyệt vời, để rồi dần dần nơi đây hình thành nên làng đá mỹ nghệ – một làng nghề truyền thống, một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực.
Sườn núi dốc đứng cheo leo – Ảnh: Du khách
Xem thêm: Khách sạn tại Đà Nẵng
Thật ra Ngũ Hành Sơn có đến 6 ngọn chứ không phải 5 ngọn như mọi người thường nghĩ, bởi ngọn Hỏa Sơn chia thành 2 ngọn nhỏ gồm: Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nối với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao lên.
Hàm chứa những điều kỳ bí dị thường – Ảnh: Sưu tầm
Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Cũng tại nơi đây, các hang động, cảnh quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền vừa ngẫu nhiên, vừa có ý thức đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa, có cái quyến rũ, mời mọc nhưng cũng có những ý tứ, kín đáo, che giấu niềm cảm xúc bất ngờ trong suốt cuộc hành trình tham quan của du khách.
Hệ thống chùa chiền hài hòa, quyến rũ – Ảnh: Sưu tầm
Vào những ngày hè, thử hình dung ta cùng bạn bè cất bước trên 108 bậc đá dẫn lên ngọn Thủy Sơn, ngồi nơi Vọng Giang đài nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc trong hoàng hôn, hoặc đứng trên Vọng Hải đài dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo con sóng.
Buổi chiều người thành phố đổ xô ra biển, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ra khơi, phía sau là những con đường đầy lá mục dẫn về các động, bên trong những ngôi chùa, mùi nhang trầm lặng lẽ tỏa hương… Một ngày ở Ngũ Hành Sơn như thế cho ta thêm yêu cuộc sống biết bao.
Leave a Reply
View Comments