Lũng Cú (Hà Giang), mảnh đất địa đầu cực Bắc Tổ quốc, là vùng đất của mật ong bạc hà và thắng cố, của những cánh đồng hoa tam giác mạch tím hồng, của những nét văn hoá truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Tày…
Từ TP Hà Giang, vượt gần 200km đường đèo khúc khuỷu, với những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, bạn sẽ có mặt tại Lũng Cú. Đây là xã thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, có độ cao trên 1.600m so với mực nước biển.
Từ TP Hà Giang, vượt gần 200km đường đèo khúc khuỷu, với những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, bạn sẽ có mặt tại Lũng Cú. Đây là xã thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, có độ cao trên 1.600m so với mực nước biển.
Đường từ Đồng Văn lên cột cờ Lũng Cú dài gần 20km, là những thửa ruộng tam giác mạch nở rộ, say đắm lòng người. Tam giác mạch là loài cây “lai ghép”, thuộc họ lúa, nẩy mầm từ mày lúa, mày ngô… Cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác nên được gọi là “tam giác mạch”. Hoa tam giác mạch mang một vẻ đẹp mong manh, nhưng đầy sức sống, hoang dại giữa vùng đất cao nguyên cằn cỗi, sỏi đá.
Đường từ Đồng Văn lên cột cờ Lũng Cú dài gần 20km, là những thửa ruộng tam giác mạch nở rộ, say đắm lòng người. Tam giác mạch là loài cây “lai ghép”, thuộc họ lúa, nẩy mầm từ mày lúa, mày ngô… Cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác nên được gọi là “tam giác mạch”. Hoa tam giác mạch mang một vẻ đẹp mong manh, nhưng đầy sức sống, hoang dại giữa vùng đất cao nguyên cằn cỗi, sỏi đá.
Hạt tam giác mạch được dùng làm bánh, nấu rượu và là thức ăn của gia súc. Hoa nở rộ vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm. Khi mới nở, hoa có màu trắng sau chuyển sang hồng tím rồi đỏ sậm đến lúc tàn…
Không chỉ tam giác mạch, trong cái nắng mùa thu vàng rực rỡ, trên những sườn núi chênh vênh, những vạt trắng tinh khôi của hoa xuyến chi, sắc cam đỏ của những triền cúc dại cũng làm nao lòng những kẻ qua đường.
Không chỉ tam giác mạch, trong cái nắng mùa thu vàng rực rỡ, trên những sườn núi chênh vênh, những vạt trắng tinh khôi của hoa xuyến chi, sắc cam đỏ của những triền cúc dại cũng làm nao lòng những kẻ qua đường.
Qua 389 bậc đá từ chân núi Rồng và 135 bậc cầu thang xoắn ốc, là cảm giác tự hào khi đặt chân đến nơi được mệnh danh “Nóc nhà Việt Nam”. Nghẹn ngào nhìn lá cờ Tổ quốc (lá cờ rộng tới 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam), đang tung bay trong gió, chợt nhớ Nhà thơ Vũ Duy Thông có lần từng viết: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiếu cái gì đó…”. Quả là như thế.
Qua 389 bậc đá từ chân núi Rồng và 135 bậc cầu thang xoắn ốc, là cảm giác tự hào khi đặt chân đến nơi được mệnh danh “Nóc nhà Việt Nam”. Nghẹn ngào nhìn lá cờ Tổ quốc (lá cờ rộng tới 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam), đang tung bay trong gió, chợt nhớ Nhà thơ Vũ Duy Thông có lần từng viết: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiếu cái gì đó…”. Quả là như thế!
Leave a Reply
View Comments