Ở vùng cao không chỉ có những điệp trùng núi rừng cùng ruộc bậc thang vàng mùa lúa, không chỉ có bảng lảng khói sương, phong cảnh hữu tình mà còn có những cuộc đời con người đã trải qua bao đời gắn bó. Lên miền ngược gặp người vùng cao, gặp những bóng thổ cẩm nơi này, gặp người dân chân chất nơi này, và gặp cả những ánh trong veo của trẻ con miền núi.
Xem thêm: Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao lay động lòng người – Phần 1
Nét thiên thần nơi miền rừng núi – Ảnh: sưu tầm.
Tôi nhớ có người bảo rằng: trẻ con cũng là đặc sản của Sapa. Nghe lạ tai thực thực ra đúng là như vây. Mà cũng không chỉ Sapa mà trẻ con là món quà của miền núi.
Người ta bảo nhau rằng, trẻ con cũng là thứ “đặc sản” của Sapa. – Ảnh: FRIDAY Studio
Người ta rời đồng bằng lên miền ngược, không hẳn là chỉ để hưởng cái không khí nơi đây, chụp những bức tranh thiên nhiên đẹp như bước ra từ thần thoại. Mà người ta đến để tìm lại ánh mắt thơ ngây của trẻ con nơi này.
Chẳng nơi đồng bằng nào ta tìm được những đôi mắt trong veo như của trẻ con miền núi. Cái sự trong trẻo không thua kém gì những dòng suối nguồn nơi đây. Cái sự long lanh trong đôi mắt trẻ ấy, khiến ta bất giác ngỡ ngàng vì thiên thần có tồn tại.
Trẻ con là món quà của thượng đế. – Ảnh: FRIDAY Studio
Vẻ đẹp của núi rừng. – Ảnh: Conde Pyruslav.jpg
Thiên thần trên tay mẹ. – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai
Những đứa trẻ vùng cao sống ngây ngô không khác gì những cây những cỏ. Chúng hòa mình vào thiên nhiên quậy đủ trò đến khi cả người lem luốt mà không lo bị mắng. Không quá nhiều những bao bọc, chở che, trẻ con lớn lên giữa hương núi rừng tự nhiên.
Sống giữa cỏ cây, hoa lá. – Ảnh: NguyenKhiemTruong
Sân nhà – chỗ chơi quen thuộc của lũ trẻ. – Ảnh: Miguel Navaza
Không biết có phải vì thế mà trẻ vùng cao thường rất bé. Có những đứa cùng tuổi mà chỉ nhỏ bằng nửa so với trẻ sống ở đồng bằng. Đi trên đường, ta gặp không ít những đám trẻ đang chụm lại đùa nghịch. Những đứa trẻ như những người tí hon mà nhanh như sóc, leo trèo, bơi lội như bản năng vốn có trong người.
Đám nhỏ ở Đồng Văn. – Ảnh: NguyenLe
Những bé gái ở Sín Chải. – Ảnh: sưu tầm
Những đám trẻ con, những đám nắng vàng vùng núi. – Ảnh: xitrumsg
Giờ du lịch vùng cao phát triển, trẻ những nơi này không sợ người lạ nữa. Chúng sẵn sàng để khách chụp hình, nói chuyện, vui đùa. khác xa với trẻ con nơi những bản làng trong sâu núi. Rất khó để chụp hình nếu để chúng phát hiện ra, những ánh mắt sợ hãi cùng đôi bàn tay nhỏ nhỏ bám bám lấy mẹ, đáng yêu biết chừng nào.
Hồn nhiên cười với ống kính. – Ảnh: TuanHoang
Nụ cười hồn nhiên quá. – Ảnh: HoaBinhGiaKhoa
Những bóng nhỏ xinh Tả Phìn núp sau lưng mẹ. – Ảnh: NguyenDamMinhThong
Túm váy mẹ. – Ảnh: steviewonder1967
Xem thêm: Các tour du lịch Sapa – Lào Cai
Trẻ con miền núi không giống trẻ con ở miền xuôi. Khi mà chúng ta đang còn được mẹ nấu cơm cho ăn từng bữa thì chúng đã tự trông em, nấu cơm đợi cha mẹ về. Đứa lớn trông nom đứa bé, đứa bé lại trông đứa bé hơn nữa. Ở những khu du lịch thì không khó khăn gì để thấy bóng dáng trẻ nhỏ 4 5 tuổi cầm theo vài đồ thổ cẩm nhỏ xinh đi bán.
Trông em. – Ảnh: DoanNgocBao
Ngóng mẹ về. – Ảnh: steviewonder1967
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
Cuộc sống ở mỗi nơi có mỗi điều thú vị. Chẳng thể nào đem ra so sánh trẻ con của nơi nào với nơi nào. Chỉ là, một ngày ta rời miền xuôi lên miền ngược, gặp những đứa trẻ của núi rừng, nhìn chúng với sự hồn nhiên và trong trẻo. Ta thấy lòng thêm nhẹ và đời thêm vui. Thế thôi là đủ.
Iki Oleo – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments