Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ.
Câu ca dao về địa danh Lạng Sơn gắn liền với chùa Tam Thanh mà câu ca dao này đã gắn bó với bao nhiêu thế hệ người Việt Nam bởi nó được in trong sách giáo khoa.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Nét đặc trưng xứ Lạng – Ảnh: Sưu tầm
Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.
Lễ hội chùa Tam Thanh – Ảnh: Sưu tầm
Tam Thanh được mệnh danh là “Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng” (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị).
Chánh điện chùa Tam Thanh – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Lạng Sơn
Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh – di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Theo như các nhà nghiên cứu khoa học, di tích này nguyên là nơi thờ tự của Đạo giáo. Sau này, do ảnh hưởng nhiều yếu tố, Đạo giáo mờ nhạt trong tâm thức nhân dân địa phương. Người dân địa phương đã đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào di tích này để thờ tự. Hội chùa được mở vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
Động Tam Thanh – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lạng Sơn
Sáng ngày 15, các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ, cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an, mạnh khỏe,… Lúc này, các đội sư tử lên chùa múa lễ, mọi người dân đi theo sau thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa. Quy trình tế lễ gồm các tuần hương, hoa, trà, tửu, đọc chúc văn, hóa vàng,… trình tự tế giống như tế ở các đình đền chùa khác. Về phần hội, bao gồm: những hoạt động phong phú như đấu cờ người, thi múa võ, ném còn,… và các làn điệu sli, then, lượn, quan họ, chèo hòa theo cùng tiếng đàn then, đàn nhị,… tạo nên không khí ngày hội sôi động, hào hứng.
Bạn hãy đến và hành hương – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Lạng Sơn
Ngoài ra, chùa Tam Thanh còn gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị đã đi vào ca dao của dân tộc. Tượng đá nàng Tô Thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt chùa như một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ.
Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: tổng hợp
Leave a Reply
View Comments