Halloween là một lễ hội sôi nổi diễn ra vào tháng 10 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới với những trò chơi vô cùng hấp dẫn và các phong tục kỳ bí.
Halloween là gì? Halloween được tổ chức ở đâu?
Lễ hội Halloween được tổ chức từ chiều tối ngày 31/10 cho tới 12 giờ đêm. Theo Wikipedia, Thánh Lễ trong Kito giáo được truyền giảng vào ngày Allhallowmas – 31/10 dương lịch. Thời gian đêm trước ngày “Các Thánh” (hay Chư Thánh) được gọi là All Hallows Eve hay Halloween. Trong đó nghĩa của chữ “Hallow” là Thánh và Halloween là chữ viết tắt của “All halows’ Evenin”, tức là “buổi tối linh thiêng”.
Trước đây, Halloween chỉ được tổ chức thường niên tại phương Tây theo Công giáo, chủ yếu tại Mỹ. Cho đến nay, lễ hội này đã trở thành một sự kiện văn hóa đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những ngày này, người người tổ chức trang trí những hình nộm ma quái và tham gia hóa trang với những bộ trang phục gây ấn tượng mạnh.
Nguồn gốc ra đời của ngày Halloween
Bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, Halloween là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh) – nghi lễ được tổ chức trước ngày 1/11 Dương Lịch. Vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, tại Celtic (Ireland), khi mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 họ gọi đây là lễ gieo trồng (Samhain) đồng thời tổ chức mừng năm mới. Khi này, vị thần mùa hè và mùa xuân đã lui đi và để lại vị trí thống trị cho thần chết, bởi vậy vào ngày 1/11, linh hồn của những người chết trỗi dậy, họ trở về dương gian đi lại tự do, xin thức ăn và nước uống của những người thân.
Thậm chí vào ngày Samhain, linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Để ngăn chặn điều này, vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Ý nghĩa của ngày lễ Halloween
Mặc dù Halloween được biết đến là ngày lễ ma quỷ nhưng nó không đồng nghĩa với việc tôn vinh ma quỷ, mục đích chính của lễ hội này là nhằm giáo dục con người. Bởi nếu hiểu theo một khía cạnh khác, “ma quỷ” là những trò lừa lọc, đe dọa gây ngụy hại đến xã hội… mà con người cần tránh xa, chú ý từ bi, bác ái, không sống ích kỷ, tham lam. Đồng thời tuyệt đối đừng chơi đùa với ma quỷ.
Về ý nghĩa nhân văn, lễ hội Halloween là dịp mà hai cõi Âm – Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la, một dịp để người còn sống tưởng nhớ những người đã khuất.
Những hoạt động thường diễn ra vào lễ hội Halloween
– Lễ hội hóa trang: Đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween. Vào ngày này, người lớn và trẻ em đều hóa trang thành phù thủy, ma quỷ hoặc các nhân vật hoạt hình nổi tiếng… Tất cả đều cho thấy sự sáng tạo bất ngờ của con người.
– Trang trí lồng đèn quả bí: Theo người dân Ireland, hình tượng quả bí trong Halloween đại diện cho anh chàng Jack nổi tiếng nghiện rượu, láu cá và khi chết đi không thể lên thiên đường hoặc xuống địa ngục mà chỉ có thể sống vất vưởng ở dương gian và được sưởi ấm bằng lồng đèn quả bí ngô.
– Trick – or – Treat: Phỏng theo nguồn gốc lễ hội Halloween, vào đêm 31/10, trẻ em sẽ cầm lồng đèn đến gõ cửa các ngôi nhà để xin kẹo. Đúng như tên trò chơi, sẽ gồm hai phần “Trick” tức đánh lừa với những trò chơi tinh ma, nghịch ngợm như lũ quỷ nhỏ và “Treat” tức là tiếp đón, đối xử của chủ nhà bằng cách cho kẹo và trái cây.
– Đớp táo: Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma – vị thần thường ẩn náu trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, bởi vậy nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này cũng xuất hiện trong “buổi tối linh thiêng”.
Halloween khắp nơi trên thế giới diễn ra như thế nào?
Ireland
Ireland được xem là cái nôi của lễ hội truyền thống Halloween và tại Ireland, Halloween còn được biết đến với cái tên Samhain. Vào ngày này, các thầy phù thủy sẽ thực hiện những bùa phép mang lại sức mạnh cho người chết, người sống sẽ hóa trang thành những hồn ma và tham gia những bữa tiệc mừng linh hồn.
Pháp
Lễ hội hóa trang là hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội Halloween ở Pháp. Hàng năm, người ta đều tổ chức những cuộc diễu hành lớn của xác chết, phù thủy, zombie… và vô số nhân vật rùng rợn ở thị trấn Limoges. Tại Paris, những đèn lồng bí ngô khổng lồ được dựng lên để soi đường cho người chết trở về, những ngôi nhà được trang hoàng bằng vô số hình ảnh ma quái và kỳ dị; tiệc tùng và dạ hội Halloween thường được tổ chức tại nhà.
Anh
Ở Anh, vào dịp Halloween, người ta treo trước cửa hoặc trang trí trong nhà vô số đèn lồng hình dáng ma quái từ đủ các loại quả như bí, củ cải đường, dưa vàng… Ngoài ra người Anh cũng tổ chức đốt lửa như một sự nguyền rủa dành cho Guy Fawkes, kẻ từng có ý định làm nổ tung tòa nhà Hội Đồng vào thế kỷ XVII.
Áo
Một nét đặc biệt là Halloween ở Áo kéo dài suốt tuần từ 31/10 – 8/11. Mỗi gia đình người Áo sẽ đặt một ngọn nến hoặc đèn lồng trong nhà, bánh mì và cốc nước để dẫn đường cho người thân vào ngày 31/10. Những ngày sau đó, họ sẽ tới thăm mộ người thân hàng đêm, đặt lên đó đèn lồng, nến, vòng hoa, bánh kẹo… hoặc tổ chức cầu siêu cho người đã mất.
Trên đây là tất tần tật không tin về lễ hội Halloween từ nguồn gốc, ý nghĩa và sự khác nhau trong cách tổ chức sự kiện này tại một số nước trên thế giới. Hy vọng những bật mí thú vị bên trên sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về ngày lễ được giới trẻ trên khắp thế giới đón chào.
Leave a Reply
View Comments