Hấy ngôi mộ tọa lạc trên một vị trí đẹp tuyệt vời, phong cảnh hữu tình. Đứng ở ngoài khu mộ nhìn về phía Nam thấy rõ dãy núi Thiên Nhận, có thành Lục Niên của Lê Lợi ở đỉnh Hoàng Tâm, nơi La Sơn phu tử ẩn dật và Sùng Chính thư viện ở đỉnh núi Bùi Phong, thấy rõ núi Đụn nơi có thành Vạn An và mộ của Mai Hắc Đế. Nhìn về phía Tây thấy bạt ngàn các đỉnh Hải Thủy, Hồ Cương, Đại Vạc, có chùa Đại Tuệ, có thành nhà Hồ. Nhìn về phía Đông có dãy Đại Hải, Độc Lôi. Phía đông nam có núi Thanh Lam và cột cờ Trương Phụ trên đỉnh núi.
Đứng ở khu mộ bà Hoàng Thị Loan còn thấy rõ ràng Đan Nhiệm, quê hương Phan Bội Châu; làng Thông Lạng, quê hương của Lê Hồng Phong; xã Hưng Nhân quê hương của Phạm Hồng Thái; làng Tùng Ảnh, quê hương của Trần Phú; làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng; làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Đặc biệt vị trí này chỉ cách quê hương bà Nguyễn Thị Kép, bà ngoại của Bác Hồ ờ làng Kẻ Sía chưa đầy 2km và thấy rõ toàn cảnh quê hương Chung Cự với bảy làng: Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc Đình, Tình Lý, Vân Hội, Nguyệt Quả, Khoa Cử, đều ở quanh núi Chung. Núi Chung có 3 đỉnh, thế núi đẹp như tranh vẽ: “Chung sơn tam đỉnh hình vương tự” – núi Chung ba đỉnh hình vương tử” (núi Chung ba đỉnh hình chữ vương).
Để trọn tình, trọn nghĩa với bà Hoàng Thị Loan, người mẹ kính yêu đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu thời, đồng chí Vũ Kỳ đề xuất Khu di tích Kim Liên làm tờ trình đề nghị UBND, Tỉnh uỷ Nghệ An, Bộ Văn hóa Thông tin và Trung ương Đảng cho phép tu sửa và nâng cấp khu mộ bà Hoàng Thị Loan cho đúng với tầm cỡ công lao của bà.
Ngày 5 tháng 7 năm 1983, Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ra Nghị quyết: NQ 03/TU quyết định xây dựng khu mộ Bà Hoàng Thị Loan cho khang trang đẹp đẽ.
Ngày 19 tháng 5 năm 1984, với tình cảm thành kính và lòng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, Bộ Tư lệnh quân khu IV đã làm lễ khởi công xây dựng lại ngôi mộ. Hài cốt bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên tại chỗ. Ngôi mộ hình chữ nhật dài 2m50, rộng 1m40 cao 1m50 nơi mà Nguyễn Sinh Khiêm đã chọn. Quanh mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương Liên Xô trước đây do Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng và những phiến đá cẩm thạch của mỏ đá Quỳ Hợp do tỉnh Nghệ Tĩnh sản xuất. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên tại chỗ của núi Đại Huệ. Phía trên mộ có dàn hoa che mát đồng dạng với dàn hoa tại khu vực nhà sàn của Chỉ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Đặt biệt dàn hoa được cách điệu, tượng trưng cho chiếc khung cửi dệt vải, một công cụ lao động đã gắn bó với cả cuộc đời của bà Hoàng Thị Loan. Dàn hoa che mát là bốn cụm hoa giấy do tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bình Trị Thiên trồng trong dịp làm lễ khánh thành ngôi mộ trên nền sân thượng hình bán nguyệt. Trước mộ có dựng tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của Bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen núi Nhồi, Thanh Hoá. Đường lên xuống để khách tới thăm viếng ngôi mộ được xây dựng men theo sườn núi hai bên mộ, đứng xa trông như hai dải lụa đẹp, mỗi bên dài khoảng 500m. men theo sườn đồi bên trái là đường lên mộ có 269 bậc, bên phải là đường xuống với 242 bậc, xây bằng đá, với cự ly thích hợp đảm bảo cho mọi lứa tuổi từ cụ già đến em nhỏ có thể lên xuống dễ dàng để chiêm ngưỡng cảnh quan khu mộ. Thung lũng trước mộ là vườn cây, hoa và gỗ quý rộng hơn 10 ha do cán bộ và chiến sĩ quân khu IV cải tạo nền đất và đào hố trồng cây. Hơn một ngàn cây đặc sản khắp các huyện, thành trong tỉnh đem về trồng như lát hoa, vàng tâm Quỳ Hợp, trám Thanh Chương, bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài, hồng Thạch Đài, Xuân Liễu, nhãn Đô Lương, chanh Nam Đàn, Hưng Nguyên, chè Anh Sơn, dứa Nghĩa Đàn, Yên Thành v.v…
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An
Leave a Reply
View Comments