Lịch trình khám phá phố cổ một sớm thu

Khu phố cổ Hà Nội, còn có cái tên “Hà Nội 36 phố phường” trải qua hàng nghìn năm phát triển là một quần thể kiến trúc mang nhiều nét văn hóa độc đáo. Khu vực này được coi là trung tâm kiến trúc cổ, di tích lịch sử, trung tâm tôn giáo và văn hóa người Hà Nội.

 

Kham pha pho co

Ngược xuôi gánh hàng rong phố cổ – Ảnh: Cam Ly Dinh

 

Tại đây, cuộc sống nhộn nhịp của Hà Nội được phản ánh một cách sống động nhất, bạn sẽ dễ dàng gặp những gánh hàng rong khuấy động phố cổ bởi những tiếng rao kéo dài không dứt. Các ngôi nhà cổ tại phố cổ thường được xây dựng theo kiểu hình ống, cao từ 1 – 2 tầng, có gác bằng gỗ. Ẩm thực phố cổ Hà Nội là sự hòa hợp phong phú giữa các món ăn truyền thống Âu – Á, giữa phong cách sang trọng và phong cách vỉa hè… Đi bộ khám phá phố cổ thực sự trải nghiệm thú vị với du khách. Mời bạn cùng khám phá phố cổ Hà Nội theo lịch trình gợi ý của Kinhnghiemditour dưới đây nhé.

 

Kham pha pho co

Lịch trình đi bộ khám phá phố cổ Hà Nội – Ảnh: vnonline

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Bắt đầu từ đường Cầu Gỗ, đi qua quán Avalon Coffee Lounge nổi tiếng, đi bộ khoảng 100m, bạn sẽ thấy một ngõ nhỏ bên trái dẫn đến phố Gia Ngư, ở đây bày bán nhiều các loại khăn, khăn quàng cổ, đồ lót, đồ lưu niệm với hàng trăm kiểu dáng và màu sắc. Theo bản đồ trên, bạn có thể rẽ phải vào Gia Ngư để tới chợ Hàng Bè (số 1), băng qua đường Nguyễn Hữu Huân ăn một bát Xôi Xéo (số 2) tại nhà hàng Xôi Yến tranh thủ ngắm sự nhộn nhịp của phố phường.

 

Kham pha pho co

Món Xôi Yến thơm ngon nổi tiếng – Ảnh: xoiyen

 

Sau đó bạn rẽ sang Hàng Bạc và chắc chắn sẽ choáng ngợp bởi các cửa hàng vàng và bạc nơi đây. Tiếp tục rẽ phải sang phố Lương Ngọc Quyến – một địa điểm ẩm thực nổi tiếng với các loại bánh truyền thống như Bánh Dày, Bánh Giò hay Bánh Chín Tầng Mây. Con phố này cũng khá đông đúc bởi những quán bia nơi vỉa hè – một nét đặc trưng hè phố của Hà Nội.  Đi qua Lương Ngọc Quyến khoảng 200 mét là tới đường Hàng Giấy với món đặt sản “Thịt Bò Khô” (thịt bò khô tẩm gia vị) và các sản phẩm gốm. Điểm dừng chân tiếp theo là phố Hàng Buồm. Tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm là ngôi đền cổ Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành) (số 5) – một trong Tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa mà bất kỳ du khách nào cũng nên ghé chân.

 

Kham pha pho co

Đền cổ Bạch Mã – Một trong Tứ trấn của Kinh thành Thăng Long xưa – Ảnh: bmktcn

 

Tiếp đó bạn hãy đi bộ tới phố Hàng Chiếu. Rẽ phải và tham quan một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ: Ô Quan Chưởng (Quan Chưởng). Trải qua thời gian, cổng vẫn còn lại hình dạng ban đầu với một cổng chính 2 hai cửa nhỏ ở cả hai bên.

 

Kham pha pho co 

Ô Quan Chưởng – một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ – Ảnh: dantoan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Một điểm đến không thể thiếu là chợ Đồng Xuân, có cửa chính nằm trên đường Đồng Xuân (số 6 và 7). Chợ được thành lập vào đầu thế kỷ 20 và bây giờ là khu chợ bán buôn lớn nhất tại Hà Nội. Hàng hóa được bán có rất đa dạng, từ đồ gia dụng điện tử, lụa, quần áo để thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt, rau. Đặc biệt, khu chợ là địa điểm ẩm thực ban đêm của Hà Nội với rất nhiều quầy hàng lớn nhỏ.

 

Kham pha pho co

Chợ Đồng Xuân là khu chợ bán buôn lớn nhất tại Hà Nội – Ảnh: Phạm Nam

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Hà Nội

 

Sau khi tham quan Chợ Đồng Xuân, bạn rẽ sang Hàng Đường, nơi bày bán rất nhiều các mặt hàng kẹo bánh và các sản phẩm làm từ đường, mật như mứt, ômai (số 8). Trên con phố này, hãy ghé thăm chùa Cầu Đông được xây dựng trong thế kỷ 17, thờ thái sư Trần Thủ Độ, người đã có đóng góp lớn cho nhà Trần (1225-1400).

 

Kham pha pho co

Chùa Cầu Đông được xây dựng trong thế kỷ 17 ở địa chỉ 38B Hàng Đường

 

Đi qua một con phố nhỏ có tên gọi Hàng Cá bạn sẽ tới Phố Chả Cá. Cái tên Chả Cá này được đặt tên theo món ăn nổi tiếng “Chả Cá”, nó được coi là một trong những tinh hoa của ẩm thực của Hà Nội. “Chả cá Lã Vọng”  (số 9) là món ăn do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên.

 

Kham pha pho co

Chả cá Lã Vọng tại số 14 phố Chả Cá – Ảnh Iboogie

 

Tiếp tục đi qua phố Lãn Ông, để tới phố đồ chơi Lương Văn Can (số 10); đi đến cuối đường này và rẽ phải bạn sẽ thấy Hàng Gai (số 11) – thiên đường của những người yêu thích tơ lụa với lung linh kiểu dáng và màu sắc. Con phố tơ lụa dài 250 m nhưng có tới 91 gia đình kinh doanh tơ lụa.  Mất khoảng 5 phút đi bộ sang phố Lý Quốc Sư nằm bên trái phố Hàng Gai. Ghé qua Đền Lý Quốc Sư (số 12) có kiến trúc cổ được xây dựng trong năm 1131 trong triều đại nhà Lý.

 

Kham pha pho co

Nhà thờ Lớn Hà Nội với kiến trúc Gothic – Ảnh: Focus

 

Đi hết đường này bạn sẽ tới Nhà Thờ Lớn ở địa chỉ 40 phố Nhà Chung, nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn giáo cho tất cả các tín hữu Thiên Chúa giáo. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1882 và được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu được làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Xung quanh Nhà thờ Lớn có rất nhiều quán trà chanh vỉa hè. Bạn hãy thử ghé lại đây ngồi nghỉ mệt và làm vài ly trà chanh ngắm cảnh và ngắm phố phường.

 

Rẽ trái di chuyển tới (số 14) trước mặt bạn sẽ là hồ Hoàn Kiếm – trái tim của Thủ Đô.

 

Kham pha pho co 

Vòi phun nước Hồ Gươm nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (Lê Thái Tổ) – Ảnh: Sam Antonio

 

Hãy tiếp tục một cuốc bộ hành dạo quanh Bờ Hồ hay Hồ Hoàn Kiếm. Nếu bạn đủ may mắn, bạVòi phun nước Hồ Gươm nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (Lê Thái Tổ) – Ảnh: Sam Antonion có thể có cơ hội để xem cụ rùa thiêng nổi lên. Hoặc tới Bờ hồ vào buổi tối sẽ được ngắm nhìn ánh áng lung linh của tháp Rùa từ giữa Hồ. Ghé qua đài phun nước trên đường Đinh Tiên Hoàng hoặc ngồi thưởng thức những chiếc kem Tràng Tiền nổi tiếng sẽ làm chuyến khám phá thêm thú vị hơn.  

 

Nếu có thời gian bạn có thể khám phá một vài con phố với những sản phẩm đặc trưng riêng như: gốm sứ Trung Quốc (phố Bát Sứ), cá nướng (phố chả cá), bạc, đồ trang sức (Hàng Bạc), phụ kiện  phụ nữ (Cầu Gỗ ), giày dép (Hàng Đậu), lụa (Hàng Gai), lược (Hàng Lược), lọ (Hàng Chĩnh), dịch vụ du lịch (Mã Mây), bánh kẹo và ômai (Hàng Đường) , nem chua rán (phố Tạm Thương ), sản phẩm tre, chiếu, mành (Hàng Buồm), vv…

 

Tham quan Hà Nội vào buổi tối, sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn đi bộ trên những con phố Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường – Đồng Xuân và phố Hàng Mã thăm phiên chợ đêm diễn ra vào các buổi tối từ thứ sáu đến chủ nhật.  Các hàng quán, hàng quà lưu niệm sẽ được trang trí lấp lánh làm cho phố phường lung linh hơn. Bạn sẽ cảm nhận một Hà Nội nhộn nhịp mà vẫn bình yên trong những ngày thu rất đặc trưng của Thủ Đô.

 

Nắng Mai – Kinhnghiemditour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.  

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.