Hàn Mạc Tử (22 tháng 9, 1912 – 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên.
Từ ngã 3 Phú Tài của quốc lộ 1A vô đến trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km, nhìn lên đồi núi cao bên trái là tháp Hưng Thạnh hay Tháp Đôi là 1 trong 10 tháp ở Bình Định. Từ trung tâm công viên thành phố có pho tượng Hoàng Đế Quang Trung uy nghi lẫm liệt xây dựng năm 1976, chúng ta theo hướng Tây Nam chạy theo bờ biển độ 3km có xóm biển Gành Ráng (bên phải). Dọc theo con đường của xóm chài Gành Ráng là chợ nhỏ với quán xá xinh xắn, trong đó có chiếc cầu nhỏ bắt ngang vô quán thủy tạ Mai Đình. Khi viếng thăm Hàn Mặc Tử chúng ta phải qua chiếc cầu nhỏ bắt qua con suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Con đường dốc đá, cỏ gai và khúc khuỷ gọi là dốc Mộng Cầm.
Phía trước là mộ Hàn Mặc Tử, trước mộ là cây thập giá lớn bằng ximăng cao nửa thước. Mộ được kiến trúc theo kiểu tân thời đơn giản hình khối chữ nhật. Sừng sững trên đầu bia mộ là tượng đức mẹ Maria hai tay dang rộng, mắt nhìn xuống mộ như một thể xác tàn tạ vì bệnh tật, một linh hồn nhiều tội lỗi xin được cứu vớt.
Mộ Hàn Mặc Tử
Phía sau mộ là đồi núi chập trùng, mộ Hàn Mặc tử nằm sát lầu Ông Hoàng Bảo Đại và khi đi tiếp hết con dốc Mộng Cầm về hướng biển là bãi đá trứng có bãi tắm dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu nghỉ mát mỗi khi bà ngự ở Quy Nhơn. Bãi này kín đáo và có mạch nước ngọt trong giếng sát bờ biển không bao giờ cạn.
Dốc lên mộ Hàn Mặc Tử
Leave a Reply
View Comments