Lễ hội rước Cộ chợ Được

Thường lệ, hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng, sau khi ăn Tết Nguyên đán xong, người dân xã Bình Triều, huyện Thăng Bình lại lo tổ chức Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được.

 Lễ hội rước cộ Chợ Được

Khai mạc lễ hội rước Bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

 

Đây là một lễ hội mang tính chất tín ngưỡng truyền thống của nhân dân xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, có những nét giống với lễ hội Bà Thu Bồn. Nếu lễ hội Bà ở Duy Xuyên có sự tích liên quan đến nhân vật nữ thần, thì ở lễ hội Bà Chợ Được là sự tích gắn liền với một Tiên nữ rất linh ứng.

 

Lễ hội rước cộ Chợ Được

Bảng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Quảng Nam

 

Theo tài liệu và tương truyền, nữ thần là người Châu Phiếm Ái, khi sinh ra có những điểm khác lạ: là con nhà giàu có, sinh tại nơi khuê các nhưng lại có bụi mù mịt, mây trắng bồng bềnh; dáng người khỏe mạnh, trắng như tuyết, bước đi khác thường, tiếng nói sang sảng. Đến tuổi trưởng thành, Thần có ý định từ giã cõi trần. Ngày 19-11 (Năm Gia Long thứ 16, Đinh Sửu – 1818), Thần quy tiên. Sau khi Thần quy tiên, Thần được nhân dân xây miếu thờ trong xã, hàng năm đều có tu bổ, sửa sang, đến nay vẫn còn.

  Lễ hội rước cộ Chợ Được

Người dân chuẩn bị cho lễ rước Bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

 

Tương truyền, khi còn sống thân thể Bà không có xương, nên khi chết hồn bay đi khắp nơi, rất linh thiêng và tôn hiển. Bà hành nghề bốc thuốc, chữa bệnh cứu nhân độ thế, biến hóa thần thông trị tội bọn tham quan và cũng chính Bà đã linh ứng tạo dựng nơi bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ. Dần dà, người qua kẻ lại ngày một đông, lập lều quán, dựng nhà cửa rồi thành chợ khi nào không ai hay. Chợ thuận lợi cho việc mua bán nên sầm uất nhanh chóng. Về sau, nghĩ đến sự tình cờ như một ân huệ ban phát : “Được” một cái chợ hay “Được” may mắn trong mua, bán, dân làng bèn lấy tên chợ là Chợ Được. Tưởng nhớ công lao của Bà, dân làng địa phương đã lập lăng thờ, hàng ngày hương khói, định ra hai ngày tế lễ hàng năm là ngày sinh (25-02) và ngày mất (19-11) để cầu an và truy niệm.Công đức của Bà sau này được triều đình công nhận: Năm Thành Thái thứ 6 ban sắc  “Trung Đẳng thần”; năm Khải Định tứ tuần phong sắc “Thượng Đẳng thần”. Người dân Bình Triều đón nhận sắc phong vào đúng ngày 11- 01, nên nay thành lệ:

  

“Hằng năm mười một tháng giêng
Chưng Cộ hát bộ đua thuyền tri ân”

Ngày này là ngày lễ Cộ Bà lớn nhất trong năm, thu hút không chỉ nhân dân địa phương tham dự mà cả các vùng lân cận, xa xôi nô nức kéo về.

 

Lễ hội rước cộ Chợ ĐượcĐánh trống khai mạc lễ hội – Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay, ở Quảng Nam có hai lăng thờ Bà, một ở nơi sinh quán (huyện Đại Lộc) và một tại Chợ Được (huyện Thăng Bình). Riêng mộ phần sau lần dời thứ hai vẫn còn nguyên vẹn tại Trữ Yên, Ái Nghĩa (cách lăng 5km). Mộ được nhân dân địa phương trùng tu rất khang trang.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi so với ban đầu, cũng như tùy vào kinh phí hàng năm của làng, mà quy mô lễ hội diễn ra lớn nhỏ khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo các phần chính sau; Khoe sắc, tế lễ, lễ hội, rước cộ.

 Lễ hội rước cộ Chợ Được

Người dân làm lễ trong đền – Ảnh: Sưu tầm

 

Phần khoe sắc (hay còn gọi là rước sắc) thường được tổ chức trước tế lễ một ngày, vào buổi chiều ngày 10-01 (âm lịch). Ban khoe sắc tập trung đầy đủ trước sân đền, xếp theo hai hàng, cờ quạt chiêng trống đầy đủ, chờ ông thủ sắc vào báo cáo với Bà để tiến hành nghinh sắc ra khỏi đền.

 

Đi đầu đám người rước là 6 thanh niên cầm cây cờ, tiếp theo là tám người cầm 8 cây pê tít, 4 người cầm hèo, và 1 người cầm trống; sau đám cờ trống là ban nhạc cổ bát âm (đàn, trống, kèn, phách, chõa, chiêng, mõ, sáo). Đi sau cùng các bô lão, chức sắc và dân làng. Đi gần cuối đoàn rước là kiệu khiêng sắc phong và ban nhạc. Đây là ban nhạc bát âm gồm: đàn, kèn, trống, phách, chõa, chiêng, mõ, và sáo. Đi theo sau đoàn rước là dân làng cùng bô lão, chức sắc mang khăn đóng, giày hạ, mặc áo thụng . Hành trình của đám rước phải đi đủ một vòng quanh chợ, qua hết các biểu thờ của các gia đình trong chợ rồi quay về đền.

 Lễ hội rước cộ Chợ Được

Chính quyền địa phương tham gia cổ vũ lễ hội – Ảnh: Sưu tầm

 

Phần lễ chính được tiến hành vào sáng ngày 11-01 (âm lịch), dưới sự điều hành của ban tế lễ gồm: Chánh tế đứng bái ở bàn thờ Bà, ba bồi tế đứng bái ở các bàn tả/hữu ban và bàn thờ cô bác ngoài trời; hai người Đông xướng và Tây xướng (thường là những người sống tại địa phương, am hiểu về lễ thức…) đứng hai bên hương án xướng lễ; hai người nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng; ngoài ra còn có thêm mười người chấp sự đứng hai dãy trước điện có nhiệm vụ dâng hương, dâng rượu hoặc chuyển chú, đọc văn tế, đánh trống hiệu. Tất cả đều mặc áo dài đen, quần dài trắng, đầu đội khăn đóng, riêng chủ tế và bồi tế mặc áo dài xanh, đội khăn xanh.

 Lễ hội rước cộ Chợ Được

Người dân đóng góp công đức để tu bổ đền Bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

 

Bên cạnh đó các ban lễ nhạc gồm 8 người, đảm nhận những nhạc cụ khác nhau tạo thành dàn bác âm như trống, chiêng, phách, mỏ, sáo kèn, chỏa, đàn. Những thành viên trong ban lễ nhạc trước khi tham gia phải được ban tổ chức xem xét tuổi tác, căn, mạng có hợp với năm diễn ra lễ tế hay không mới được tuyển.

 

Lễ hội rước cộ Chợ Được

Hội đua thuyền được tổ chức trong ngày lễ hội bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

Lễ vật dâng cúng rất đơn giản, gồm 6 mâm lễ vật đặt ở 6 bàn thờ (5 ở trong đền và 1 ở ngoài sân), ngoài hương – hoa – trà – quả, trầu cau và 6 nải chuối, chủ yếu là đồ chay như xôi, cơm, bánh, đồ xào. Nhưng trong những năm gần đây (nhất là thập niên 90), lễ tế dâng cúng đã được chuyển sang đồ mặn.

Khi lễ vật được sửa soạn xong, nhưng người tham dự đã có mặt đông đủ, ban tế lễ và nhạc lễ đã sẵn sàng, buổi lễ bắt đầu bởi ba hồi trống. Tất cả nhường lại cho không khí trang nghiêm với những nghi thức dâng hương, dâng lễ, quỳ bái kết hợp với tiếng xướng, tiếng chiêng trống của ban nhạc lễ tạo thành một bản hòa nhịp, hòa âm linh ứng, trầm thiêng.

Lễ hội rước cộ Chợ Được  Hội hoa đăng trong lễ hội bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

 

Trong suốt quá trình tế lễ, xướng đều có phụ họa cả trống và ban nhạc lễ. Kết thúc lễ tế các lễ vật đều đều được đem mời dân làng và khách khứa cùng hưởng.

Đây là một trong những lễ hội phản ánh dấu vết tín ngưỡng phồn thực ở cư dân nông – ngư nghiệp vùng biển Quảng Nam, thể hiện sự biết ơn đối với công đức của các bậc tiền nhân. Đồng thời qua đó thể hiện mong muốn an lành trong cuộc sống, được mùa lúa, mùa cá.

 

Le ruoc Co Ba Cho Duoc

Xe hoa mừng lễ hội – Ảnh Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Quảng Nam

Hội đua thuyền là hoạt động thường lệ hằng năm, có sức hấp dẫn và thu hút  nhiều người xem nhất. Hội đua thuyền gắn với việc thờ thần nước, tín ngưỡng phồn thực của quan niệm lưỡng hợp: âm và dương. Ở Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, hội đua ghe có một sự ảnh hưởng nhất định các lễ thức văn hóa Chămpa. Loại ghe phổ biến ở Quảng Nam dùng trong các cuộc đua là ghe dài hay còn gọi là ghe trường, có thể chứa khoảng 50  -60 tay chèo.

 

Hội đua được tiến hành ở một khúc sông đã được chọn trước, có đặt bàn án, che rạp, cắm cờ quạt phất phới; cùng với những sắc màu trong trang phục của mỗi đội, là những chiếc thuyền đua chạm trỗ hình rồng, đầu cá sặc sỡ và lôi cuốn… Tất cả tạo nên một không khí vui tươi, sống động cho lễ hội.

Lễ hội rước cộ Chợ Được

Đoàn rước kiệu trong lễ hội bà Chợ Được – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam

Hội nấu cơm thi nếu đua thuyền là một trong những hoạt động thường kỳ, chỉ có sự tham gia của nam giới thì hội thi nấu cơm là trò chơi kết hợp cả nam và nữ. Mỗi đội của mỗi thôn cử hai người, một nam, một nữ, tuổi 18-20 tham gia. Đội thắng cuộc là đội nấu cơm khô, chín đều và không cháy. Ngày nay, hội thi nấu cơm đã được đơn giản hóa hơn ở các khâu đoạn, để vừa đảm bảo tiến độ chung của lễ hội cũng như sự phong phú về các hình thức vui chơi trong nhưng ngày lễ Bà. Tuy nhiên, nó là một phần không thể thiếu trong phần hội, không những tạo nên những tiếng cười sản khoái của những người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc, mà còn góp phần làm nên lễ hội thêm phong phú.
 

Lễ rước cộ: Là nghi lễ cuối cùng trong diễn trình lễ hội Bà, tiến hành vào buổi tối ngày 11-1 (âm lịch). Cộ được rước từ đền thờ Bà đi một vòng xung quanh chợ cho mọi người chiêm bái, với sự mở đường của đội lân, theo sau là các Cộ nhỏ của các thôn (4 thôn 4 Cộ), phường bát âm, trung đại cổ cùng cờ phướn, tàn lọng. Kiệu bà được sơn son thếp vàng, trên phủ lễ phục bằng nhung gấm đỏ, được cung nghinh từ điện thờ ra sân, có 6 người khiêng. Mở đầu đoàn rước là các Cộ hoa. Cộ là một hình nộm được làm từ các nguyên liệu như tre, nứa, giấy, vải, sơn màu…Ngày trước,xung quanh thân Cộ trưng bày các sự tích liên quan đến thần linh như hình tượng Bà bằng giấy, về sau được thay bằng hình ảnh các anh hùng dân tộc như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung và cả Bác Hồ…do các em nhỏ trong xã đóng. Đi sau các đoàn Cộ là các bô lão, chức sắc và dân làng.

 

Le ruoc Co Ba Cho Duoc“Tái hiện” Thánh Gióng đánh giặc – Ảnh: Sưu tầm

 

Nét độc đáo của hội rước Cộ ở huyện Thăng Bình, một phần thể hiện ở những người đi xem, đồng thời là người sắm các vai. Họ vừa có thể là nhân vật chính, vừa là người hưởng ứng, vừa là Cộ vừa là dân…Trên hành trình đoàn rước đi qua, các gia đình đều bày sẵn hương án, hoa quả…nghinh đón. Lễ hội rước Cộ Bà Chợ được kết thúc khi đoàn rước Cộ trở về đền sau khi đi một vòng quanh chợ, qua các  “biếu thờ” của từng gia đình. Nhìn chung, đây là một lễ hội có quy mô địa phương, không lớn như các lễ hội khác trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, chính tính chất địa phương của lễ hội đã góp phần làm phong phú hình thúc sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở huyện Thăng Bình nói riêng và Quảng Nam nói chung. Với phần rước Cộ đặc trưng, lễ hội phản ánh một nét sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân; đồng thời qua đó thể hiện mong ước bình dị về một cuộc sống an lành, no đủ.

 Lễ hội rước cộ Chợ Được

Cảnh Sơn tinh Thủy tinh – Ảnh: Sưu tầm

 

Xét về góc độ văn hóa, lễ hội rước Cộ là sự kết tinh tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật như hội họa, trang trí, tạo hình, diễn xướng… đậm chất dân gian, cần được lưu giữ và phát huy.

 

Nguồn: Tổng hợp

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.