Đèo Nhông trải dài từ dốc Mù U ở phía Bắc đến dốc Me ở phía Nam khoảng 6km. Năm 1965, tại đây diễn ra trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định.
Từ đó đến nay, vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại đèo Nhông nhân dân từ khắp các địa phương trong vùng tập trung về đầy (có năm đến hàng vạn người) mở lễ hội vui xuân và kỷ niệm ngày chiến thắng. Chiến tích oai hùng xua sẽ sống mãi với thời gian và trong ký ức của các thế hệ mai sau.
Trận Dương Liễu – Đèo Nhông là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra tại Dương Liễu và Đèo Nhông (nằm trên Đường số 1), thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, giữa Trung đoàn 2 (tức Trung đoàn An Lão, Sư đoàn 3 Sao Vàng) của Quân Giải phóng miền Nam và 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Rừng người đổ về tham gia lễ hội.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Bình Định
Đèo Nhông trải dài từ dốc Mù U ở phía Bắc đến dốc Me ở phía Nam khoảng 6km. Năm 1965, tại đây diễn ra trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định. Từ đó đến nay, vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại đèo Nhông nhân dân từ khắp các địa phương trong vùng tập trung về đầy (có năm đến hàng vạn người) mở lễ hội vui xuân và kỷ niệm ngày chiến thắng. Chiến tích oai hùng xua sẽ sống mãi với thời gian và trong ký ức của các thế hệ mai sau.
Chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu chứng minh sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực ta về nhiều mặt, khẳng định khả năng đánh tiêu diệt lớn trước quân chủ lực của địch được trang bị binh khí hiện đại.
Các đại biểu dâng hương
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Định
Đây cũng là chiến thắng mở đầu tiêu diệt lớn sinh lực địch trên chiến trường khu 5, góp phần tích cực cùng quân và dân cả nước đánh bại và làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đưa cục diện cách mạng miền Nam chuyển sang bước phát triển mới.
Đánh trống và bắn pháo bông khai mạc phần hội.
Đánh trống khai mạc
Chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu là mốc son chói lọi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Phù Mỹ, Bình Định.
Múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội.
Biểu diễn lân sư rồng
Với ý nghĩa to lớn đó, năm 1985 Đảng bộ Phù Mỹ đã khởi công xây dựng tượng đài-công trình di tích lịch sử có tầm cỡ quốc gia mang tên Chiến thắng Đèo Nhông-Dương Liễu ngay trên vùng đất đã xảy ra trận đánh và được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Biểu diễn văn nghệ
Thi tải đạn
Thi tiếp lương
Hằng năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch được coi là một trong những ngày hội truyền thống lịch sử của nhân dân Phù Mỹ và Bình Định với Lễ hội Chiến thắng Đèo Nhông-Dương Liễu.
Đông đảo người dân đến xem lễ hội
Bên cạnh đó, đã và đang có những động thái mới để vực dậy một Đèo Nhông sớm trở thành khu kinh tế thương mại phong phú, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thi nhảy bao bố
Gắng sức kéo co
Sau phần Lễ ôn lại truyền thống, tại khu vực Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương liễu đã diễn ra phần Hội náo nhiệt, vui tươi với các chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm các tiết mục văn nghệ, múa lân; hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian đã thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ.
Tập trung thi chạy xe đạp chậm
… và niềm vui chiến thắng
Tham gia thi đấu bóng chuyền.
Ngày hội diễn ra đầy bổ ích và thú vị, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và đã phát huy được tinh thần dân tộc, khí phách của người Đèo Nhông – Dương liễu.
Leave a Reply
View Comments