Hằng năm, vào tháng 5 hoặc tháng 10 âm lịch, người Mường ở Thanh Hóa lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới, hay còn gọi là “đoóng côốp”, với ý nghĩa cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cầu mong cho gia đình có cuộc sống sung túc.
Bà Hà Thị Mùi, 76 tuổi ở thôn Trúc, xã Điền Trung (Bá Thước), cho biết: Sau khi thu hoạch lúa xong, gia chủ chọn một ngày đẹp làm mâm cơm gạo mới dâng lên trời đất, tổ tiên.
Lễ cơm mới của người Mường – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Thanh Hóa
Lễ vật trong mỗi mâm cỗ cúng thường là những sản vật nông nghiệp do gia đình làm ra, gồm xôi, gà, cá đồ, cá nướng, rượu, trầu cau… Ngoài những lễ vật bắt buộc, nếu gia đình có điều kiện có thể cúng thêm hoa quả, bánh kẹo, thịt lợn, cá nấu canh chua…
Tín ngưỡng người Mường – Ảnh: Sưu tầm
Người Mường rất coi trọng nghi lễ này, thế nên việc xem ngày và cúng thường phải nhờ đến các bậc cao niên, người có uy tín và am hiểu tục lệ. Thầy cúng cũng chính là chủ lễ, đại diện cho chủ nhà.
Du lịch Thanh Hóa – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Thanh Hóa
Trong lễ cúng cơm mới, trước khi cúng, xúc một thìa cơm cho chó hoặc mèo ăn trước. Trong khi chó, mèo ăn, gia chủ và thầy cúng sẽ khấn:
“Ta đã ăn no rồi, đã ăn thừa rồi.
Năm nay gia đình ta được ăn no ăn thừa rồi nhé!”.
Khám phá Thanh Hóa – Ảnh: Sưu tầm
Hàm ý với mong muốn trong năm có của ăn của để dư giả trong nhà. Cũng trong lễ cơm mới này, người Mường cúng giỗ cha mẹ, tổ tiên…
Bạn hãy đến và thưởng thức – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Thanh Hóa
Cúng cơm mới là một nghi lễ tốt đẹp của dân tộc Mường, nhằm giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gặp nhau, sum họp trong bữa cơm đầm ấm sau một vụ làm ăn vất vả, mừng thành quả lao động.
Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: tổng hợp
Leave a Reply
View Comments