Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Điểm sống ảo “mới nổi” phải đến nếu muốn có bộ ảnh tuyệt đẹp

Thanh xuân sẽ thật thiếu sót nếu không đi du lịch cùng hội bạn thân. Bạn còn chờ gì nữa mà không lên ngay một chuyến đi check-in sống ảo thả ga và có những khoảnh khắc tuyệt vời bên nhau. Hãy cùng Kinhnghiemditour ghé thăm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – một địa điểm ngay trong Hà Nội nhé!

1. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở đâu?

1.1. Giới thiệu sơ qua về Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chỉ với 30.000 VNĐ/ vé vào cổng bạn đã có bức hình siêu chất

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cách trung tâm Hà Nội 40km, thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây tái hiện lại đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của các dân tộc trên khắp dải đất hình chữ S. Điều này đã tạo nên nét đặc biệt hấp dẫn du khách tham quan và tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam.

Ảnh: Phạm Lan Hương

Làng Văn hóa có diện tích lên đến 1.500 ha là nơi thích hợp để tổ chức những hoạt động giải trí, vui chơi tập thể. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, đây là địa điểm lý tưởng dịp cuối tuần để các bé có những bài học thực tiễn.

1.2. Giá vé, giờ mở cửa

Làng văn hóa mở cửa từ thứ 3 đến Chủ nhật

Giá vé ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chia theo từng nhóm đối tượng khác nhau:

  • Người lớn: 30.000 VNĐ/ người;

  • Sinh viên (yêu cầu thẻ sinh viên): 10.000 VNĐ/ người;

  • Học sinh (cấp 1,2,3): 5.000 VNĐ/ người;

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.

Mở cửa vào các ngày trong tuần từ thứ ba đến chủ nhật, bao gồm cả các ngày lễ, Tết (thứ hai hàng tuần không đón khách tham quan): Sáng từ 8h00-11h00; chiều từ 13h-16h30.

1.3. Hướng dẫn cách di chuyển

Cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy

  • Di chuyển tới làng văn hóa:

Phương tiện cá nhân: Từ Hà Nội, bạn đi thẳng hướng Đại lộ Thăng Long khoảng 36km, bạn sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Xe bus đi làng văn hóa các dân tộc: Bạn có thể bắt các tuyến xe bus từ bến xe Mỹ Đình sau:

  • Tuyến 75: BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn, giá vé 25.000 VNĐ/lượt;

  • Tuyến 71B: BX Mỹ Đình – BX Xuân Mai, giá vé 20.000 VNĐ/lượt;

  • Tuyến 71: BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây, giá vé 20.000 VNĐ /lượt.

Di chuyển trong làng văn hóa: Bạn có thể đi bộ và tham quan hoặc dùng dịch vụ xe điện vừa tiện lợi lại thân thiện với môi trường. Xe điện có 10 -12 chỗ, hoạt động từ 8h đến 17h, có lịch trình tham quan rõ ràng. Giá mỗi người trung bình từ 20.000 VNĐ/chuyến – 35.000 VNĐ/chuyến, trẻ em miễn phí.

2. Chỗ lưu trú khi tham quan làng văn hóa

Ảnh: Phạm Lan Hương

Nhà sàn dân tộc: Mỗi nhà sàn chứa khoảng 40 – 80 người, đầy đủ điện nước, nhà tắm và chăn đệm. Giá thuê dao động từ 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/người/đêm.

Kinh nghiệm đi làng văn hoá các dân tộc Việt Nam từ A đến Z

@Thượng Đinh 

Nhà dịch vụ làng III: Nơi đây không chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách mà còn sử dụng để tổ chức các hội nghị, sự kiện. Nhà gồm 2 tầng, nhiều phòng ngủ, vệ sinh khép kín, có điều hòa, bình nóng lạnh và bồn tắm.

3. Những địa điểm check in, sống ảo

Check-in tại địa điểm được giới trẻ ưa thích như tháp Chăm

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau bao gồm: khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền… cho bạn thỏa sức khám phá.

Khu các làng dân tộc: Rộng 198,61 ha, là điểm đầu tiên mà bạn nên ghé thăm. Khu này được chia làm 4 cụm làng, tái hiện lại các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước.

Và Chùa Khmer

Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí: Nằm ở khu vực trung tâm, kết nối cổng chính và các khu chức năng. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, giải trí nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Ảnh: Phạm Lan Hương

Khu di sản thế giới: Tái hiện lại các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như: Vạn lý trường thành, tháp Eiffel, Kim tự tháp Ai Cập…

Khu công viên và bến thuyền: Là khu vực dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô, cổng B làng văn hóa.

Kinh nghiệm đi làng văn hoá các dân tộc Việt Nam từ A đến Z

Hoàng hôn trên hồ Đồng Mô @Nguyễn Bá Trung 

4. Một vài tips nhỏ để “sống ảo” cháy máy

Ăn uống: Bạn nên mang theo đồ ăn vì khá gần Hà Nội hoặc dùng cơm trưa tại nhà hàng Dân Tộc.

Sử dụng app để bức ảnh thêm lung linh 

Bạn có thể chụp ảnh bằng điện thoại và sử dụng một số app như Lightroom mobile, VSCO, Picsart,… để chỉnh sửa màu sắc cho ảnh, ghép thêm mây, khinh khí cầu cho bức ảnh lung linh hơn.

Nơi mà hầu hết mọi người đều đến check-in là chùa Khmer và tháp Chăm, bạn có thể tìm thêm các góc chụp đẹp khác tại làng dân tộc hay tượng đá ngay từ cổng vào.

Nhớ mang theo ô hay mũ nón để tránh nắng và chụp ảnh luôn 

Để có một bức ảnh đẹp, đừng quên mang nhiều váy áo đi để thay phù hợp với từng khung cảnh, trong các làng đều có nhà vệ sinh miễn phí nên rất thuận tiện. Bên cạnh đó, hãy kết hợp thêm với các loại phụ kiện như: nón, hoa tai, khăn,… để nổi bật hơn.

Đi cùng một hội bạn có cùng niềm đam mê sống ảo là ý tưởng không tồi. Bạn vừa có ảnh đẹp để mang về vừa có người góp ý cho mình các góc chụp đẹp.

Nên đi sớm để có bức ảnh siêu đẹp và tránh đông người 

Ngoài ra, nên đi sớm tránh nắng vì nắng quá da sẽ cháy lên hình cũng không đẹp và dễ bị mệt. Đi sớm cũng giúp bạn tránh đông người vì tầm về trưa và chiều có nhiều đoàn sinh viên chụp kỷ yếu đến khá đông. Nếu được hãy cố gắng đi trong tuần sẽ đỡ đông hơn nhé!

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là nơi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn là nơi thích hợp nghỉ ngơi, dã ngoại cuối tuần ngay tại Hà Nội. Kinhnghiemditour chúc bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ và có một bộ ảnh để đời nhé!

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.