Theo “Nho Lâm phong thổ ký” từ khi sinh ra làng Nho Lâm đã có nghề luyện quặng sắt mà bà con gọi là quánh
Nho Lâm than quánh nặng nề
Sức em đương được thì về Nho Lâm
Câu ca dao trên đã nói lên sự dao động cực nhọc của người Nho Lâm. Theo “Nho Lâm phong thổ ký” từ khi sinh ra làng Nho Lâm đã có nghề luyện quặng sắt mà bà con gọi là quánh. Ngày xưa những người luyện quánh phải tổ chức thành phường, gọi là phương Quánh hay là phường Lò Hồng.
Tượng danh tướng Cao lỗ, tổ sư nghề rèn Nho Lâm – Ảnh: Sưu tầm
Phường thờ ông Cao Lỗ, người đã truyền cho họ nghề này. Việc đầu tiên là phải lấy gánh, từ làng vào mỏ quánh ở động Ngút, đồng Hồi thuộc núi Thiết Sơn, đường đi gần hai chục cây số, đèo cao đường ốc, đi lại vất vả, nên khó đào, phải dùng cuốc chim, xà beng, ra sức mà đào mới có thể moi lên được. Moi quánh lên rồi, còn phải sàng cho sạch, mới đổ vào bao tải, rồi chiều tối, kẻ gánh bộ (đàn bà), ke đẩy xa cút kít (đàn ông) cũng có người dùng thuyền, dọc theo kênh Sắt, chở về nhà. Người đi quánh tự coi mình như ông Tướng xung trận, bởi công việc họ làm cũng khẩn trương, gian lao như ông tướng khi ra sa trường.
Thợ rèn Nho Lâm – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An
Những người đi lấy quánh đã cự nhọc như vậy, những người đi lấy than cũng lam lũ không kém. Bởi than luyện sắt phải làn than gỗ chắc như lim, sến, táu, v.v… Nên những người đi làm than để luyện sắt phải lặn lội hàng chục đường đi, luồn lách hết rừng này núi nọ, có khi hàng tuần, mới kiếm được một xe than. Than, quánh có rồi, lại đến những người thợ lò trực tiếp nấu ra sắt. Thợ lò hông không những phải cố sức khoẻ mà còn phải có kỹ thuật tốt nữa.
Nghệ nhân Nho Lâm – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nghệ An
So với sức lửa của lò rèn, sức lửa của lò hông nóng nhiều hơn. Lò hông không để mỗi cái một nơi mà tập trung từng khu, hai ba chục cái thành một dãy dài. Khi quặng và than bỏ vào lò hông rồi, người thụt bẽ phải ra sức kéo bễ để đưa gió vào lò. Sau một thời gian nhất định, quặng đã tan hết, xỉ ngừng chảy, sắt đã hoàn nguyên trong lò, tích tụ thành khối gọi là hòn chai hay hòn gói, Châu âu gọi là sắt xốp . Muốn làm sạch xỉ và biến nó thành sắt đặc hơn, sắt mới lấy ở lò ra đang còn rực đỏ người ta phải rèn đập thực lực. Kíp thợ phụ này thường là những người rất khoẻ, mùa đông cũng như mùa hè thường chỉ đóng khố, thân hình bóng nhẫy như đồng hun, bắp chân bắp tay chắc nịch. Bà con Nho Lâm gọi là:” Dạ luyện cục tượng”. Để tránh tàn lửa bắn vào người, cháy da cháy thịt, người thợ lò hông thường đội nón nan chop nhỏ, đi dép quai bằng da bò mộc.
Nghề truyền thống Nho Lâm – Ảnh: Sưu tầm
Khi nghề luyện sắt thành thịnh, cả xã Nho Lâm có trên 400 lò hông. Mỗi lò hông chừng 10 người gồm: một thợ cả, một thợ phó, còn nữa là thợ phụ, rèn đập sắt chai, tiếp than, tiếp quặng và cả các việc khác. Các súng thần công mà ta còn thấy ở các tỉnh, thành phủ ở Nghệ Tĩnh được đúc từ thừi Gia Long, Minh Mạng và các thế kỷ trước cũng do bàn tay khéo léo và cần cù của người thợ lò hông Nho Lâm.
Leave a Reply
View Comments