Với lịch sử 1.000 năm, trải qua bao sóng gió, thăng trầm, nghề khảm trai Chuôn Ngọ được người dân xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đời này qua đời khác, tiếp tục lưu truyền và phát triển, tạo nên sức sống bền bỉ cho cho một làng nghề cổ.
Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Theo truyền thuyết và thần phả đình làng Chuôn Ngọ thì nghề khảm trai có ở Chuyên Mỹ từ rất sớm, khoảng thế kỷ XI-XIII, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một tướng tài đời Lý gây dựng nên.
Nghề truyền thống có từ lâu đời – Ảnh sưu tầm
Một trong những nghệ nhân được xem như người “giữ lửa“ cho làng nghề – ông Trần Bá Dinh, năm nay 71 tuổi cho biết, cách đây khoảng hơn 100 năm, nghề khảm trai bắt đầu hưng thịnh, người dân Chuôn Ngọ thường gọi sản phẩm là “hàng lái” bán cho các lái buôn người Huế, Quảng Ngãi mang lên kinh thành xưa.
Nghệ thuật tinh xảo – Ảnh sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Ngãi
Giai đoạn chiến tranh, có lúc nghề tưởng như mai một, đến năm 1954, giải phóng miền bắc, xã khôi phục lại nghề khảm trai, sản xuất các sản phẩm khảm trai, sơn mài lên các sản phẩm gỗ dán xuất khẩu cho các nước Liên Xô, Ba Lan…
Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Đặc biệt 30 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường, nghề khảm trai ở Chuôn Mỹ phát triển mạnh, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hiếm nơi nào có được.
Các nghệ nhân từ thời xưa – Ảnh sưu tầm
Sản phẩm khảm trai của Chuôn Mỹ hơn hẳn các sản phẩm khảm trai các nơi khác, kể cả Đồng Kỵ nhờ đường nét tinh xảo, có hồn. Chính vì thế, giá trị của một sản phẩm không hề rẻ. Đối với những hàng đặt như tủ chè, sập gụ khảm ốc giá tới 15-100 triệu đồng tùy theo chất liệu khảm, tủ chè gỗ trắc khảm ốc đỏ từ 80-200 triệu đồng.
Trải qua rất nhiều công đoạn – Ảnh sưu tầm
Nguyên liệu dùng cho nghề khảm trai ở Chuôn Ngọ gồm đủ loại cả trong nước và nhập của nước ngoài, hiện tại nguyên liệu vỏ ốc nhập ngoại từ các nước như Hongkong, Singapore, Indonesia… đang được khách hàng ưa chuộng.
Đục giũa tỉ mỉ – Ảnh sưu tầm
Để làm ra một sản phẩm khảm trai phải mất khá nhiều thời gian và công sức, bắt buộc phải qua 5-6 công đoạn, vẽ mẫu, cắt theo họa tiết mẫu, dán miếng cắt đó vào gỗ và đục theo các họa tiết, sau đó dán miếng trai, dùng đá mài mài phẳng và dùng dao bằng thép tách tỉa ra các họa tiết nhỏ, dùng giấy ráp đánh cho nổi họa tiết lên.
Vẽ mẫu cho bức tranh – Ảnh sưu tầm
Đôi tay vẫn nhanh nhẹn của nghệ nhân lớn tuổi – Ảnh sưu tầm
Dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh Khảm trai – Ảnh sưu tầm
Ngôi miếu thờ cụ tổ nghề Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Các tác phẩm sống động như tranh vẽ – Ảnh sưu tầm
Mọi người có thể lên trang web của làng để có nhiều lựa chọn hơn – Ảnh sưu tầm
Sản phẩm khảm trai ở Chuôn Ngọ có đủ loại từ tủ, sập, bàn ghế, đến câu đối, hoành phi trong nhà thờ, đình đền; những bức tranh treo tường phỏng theo các tích trong truyện Tam Quốc và các truyện cổ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch.
Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Làng nghề Chuôn Ngọ ở phía Bắc tỉnh Hà Tây nay thuôc TP Hà Nội là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam. Trước đây, hầu hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và trong các nhà giàu, có địa vị.
Các sản phẩm chỉ có được trong những nhà giàu có trước đây – Ảnh sưu tầm
Nửa đời người gắn bó với nghề, nghệ nhân Trần Bá Dinh cảm thấy vinh dự nhất là được làm ảnh chân dung Bác Hồ vào dịp ra mắt hợp tác xã thủ công Mỹ Thịnh để biếu Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tây cũ. Bức chân dung đó đã được Bác Hồ ưng ý.
Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Đến năm 1968, Bác Hồ chuẩn bị sang thăm Cuba và đặt ông làm bức ảnh Chủ tịch Fidel Castro. Đang làm thì ông bị ốm, biết tin này, Bác cử ngay người mang tới 1kg đường và 10 gói chè để động viên ông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ảnh sưu tầm
Vô cùng cảm động, ông thấy người khỏe hẳn lên, như khỏi hết bệnh tật và đã hoàn thành bức ảnh chân dung Chủ tịch Fidel Castro, kịp thời gian Bác đi thăm Cuba. Kỷ niệm đó cho đến ngày hôm nay ông không thể nào quên được.
Làng nghề càng ngày càng được lưu truyền rộng rãi – Ảnh sưu tầm
Mong muốn lưu giữ nghề cổ truyền cho con cháu, từ rất sớm, nghệ nhân Trần Bá Dinh đã tham gia tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xã, các cháu khuyết tật và truyền nghề cho con cháu trong nhà. Hiện xã Chuyên Mỹ có hàng ngàn thợ khảm trai. Nhiều học trò của ông đã trở thành thợ giỏi, mang nghề đi khắp nơi trên đất nước.
Các tác phẩm rất được ưa chuộng – Ảnh sưu tầm
Hiện nay, để sản phẩm đồ gỗ khảm trai của Chuyên Mỹ vươn ra thị trường thế giới, những người thợ khảm ở Chuyên Mỹ đang rất cần các cơ quan chuyên môn giúp đỡ biện pháp kỹ thuật chống co ngót đối với sản phẩm gỗ để có thể thích nghi với các nước khí hậu lạnh.
Sản phẩm thường được xuất sang nước ngoài – Ảnh sưu tầm
Ông từng đoạt nhiều giải thưởng tại các hội chợ, triển lãm, 2 lần được tặng danh hiệu “Bàn tay Vàng”, với tác phẩm Bộ tứ bình, và Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra, ông còn được công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam 2005, Huy chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian…
Khảm trai Chuôn Ngọ – Ảnh sưu tầm
Hiện nay, để sản phẩm đồ gỗ khảm trai của Chuyên Mỹ vươn ra thị trường thế giới, những người thợ khảm ở Chuyên Mỹ đang rất cần các cơ quan chuyên môn giúp đỡ biện pháp kỹ thuật chống co ngót đối với sản phẩm gỗ để có thể thích nghi với các nước khí hậu lạnh.
Một góc của cửa hàng – Ảnh sưu tầm
Xem thêm: Các Khách sạn ở Hà Nội
Một bộ ghế gỗ khảm trai bán ở trong nước được khoảng 17 triệu đồng thì sang Mỹ sẽ là 45 triệu đồng. Nếu khắc phục được yếu điểm co ngót của gỗ tự nhiên, sản phẩm gỗ Chuyên Mỹ xuất khẩu được sang các nước trên thế giới, thì chắc chắn thu nhập của người thợ khảm trai Chuyên Mỹ sẽ cao gấp nhiều lần mức thu nhập 1,5-3 triệu đồng/tháng như hiện nay./.
Leave a Reply
View Comments