Làng nghề của tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển

(Kinhnghiemditour.vn) – Làng nghề Việt Nam, không chỉ mang sắc thái và giá trị văn hóa của địa phương, hay ngành đó mà còn là niềm tự hào của dân tộc, điều đó càng thúc đẩy càng làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Du lịch gắn với làng nghề ở Đồng Nai tuy hình thành chưa lâu, song bước đầu cũng đã tạo được sức hấp dẫn.
 
Kết nối du lịch với làng nghề truyền thống
 
Theo đề án khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh Đồng Nai, các làng nghề có khả năng kết nối với du lịch như: Làng gốm dọc theo bờ sông Đồng Nai đọan qua xã Bửu Hòa, Tân Vạn (TP.Biên Hòa) là làng gốm được hình thành trên 100 năm nay. Năm 2005 làng gốm có 39 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã và 54 hộ cá thể sản xuất gốm mỹ nghệ, đa dạng và xuất khẩu chiếm hơn 80%; làng chế tác đá Bửu Long…
 

Làng nghề Đồng Nai
 Làng chế tác đá Bửu Long
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Đồng Nai
 

Đây có thể coi  là hai làng nghề có kết hợp với Cù lao Ba Xê, Cù Lao cỏ, Cù Lao Hiệp Hòa và các tài nguyên du lịch nhân văn khác như khu du lịch Bửu Long, Văn Miếu Trấn Biên, đến thờ Nguyễn Hữu Cảnh… để phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai. Măc dù, sự tồn tại của các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm thủ công mỹ nghệ không còn là những làng nghề đúng nghĩa với điều kiện thực tế, nhưng vẫn còn khả năng khôi phục và tái tạo lại những giá trị truyền thống, những giá trị này sẽ ngày càng được củng cố và giữ gìn khi được kết hợp đưa vào phát triển cùng với du lịch.

 
Làng nghề Đồng Nailàng dệt thổ cẩm Tân Phú
Dọc theo sông Đồng Nai về phương Bắc, làng bưởi Tân Triều từ lâu đã nổi tiếng về đặc sản “Bưởi Tân Triều” với hương vị ngon đặc trưng, chỉ có được khi trồng tại chính vùng đất Bến Cá, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Ngoài bưởi, tại đây còn có lọai đặc sản khác mà nếu không phải là dân địa phương chắc ít ai biết đến, đó chính là bắp nếp Tân Triều. Trong đó nổi bật là điểm du lịch sinh thái Vườn – Làng bưởi Tân Triều đã phục vụ khách du lịch đến tham quan quy trình trồng bưởi, chế biến rượu bưởi, các món đặc sản bưởi, tổ chức chương trình biểu diễn đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch và DNTN quê hương bưởi Tân Triều đã đăng ký thương hiệu bưởi, đồng thời tổ chức tiêu thụ đặc sản bưởi thông qua các cửa hàng bán lẻ.
 
Làng nghề Đồng NaiRượu bưởi
Với sản phẩm được tận dụng từ gỗ vụn phế thải tại làng Trà Cổ, xã Bình Minh thuộc huyện Trảng Bom đã nổi tiếng với những đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu như thuyền buồm, máy bay, ô tô, xích lô… Đặc trưng là Cơ sở sản xuất Thành Nhân đã xây dựng phòng trưng bày sản phẩm có thể phục vụ khách du lịch đến tham quan quy trình chế tác sản phẩm và mua làm quà lưu niệm.
 
Làng nghề Đồng NaiĐồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu

Về thượng lưu sông Đồng Nai là huyện Tân Phú, nơi có người bản địa Châu Mạ ở xã Tà Lài được biết đến với với nghề dệt thổ cẩm. Vải thổ cẩm được may thành áo, bóp, túi xách… chào bán cho khách du lịch từ Vườn Quốc gia Cát Tiên hay được khách từ Lâm Đồng, Bình Phuớc đến đặt hàng. Đặc biệt là đồng bào ở đây rất chú trọng đến việc truyền nghề cho thế hệ sau….

Làng nghề truyền thống – phát huy để bảo tồn

Theo báo cáo kết quả tham gia hội chợ ITE HCMC 2008 mà Sở VHTT&DL Đồng Nai đã phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cơ sở làng nghề trên địa bàn như Cơ sở Thành Nhân (đồ chơi bằng gỗ), cơ sở du lịch sinh thái Vườn – Làng bưởi Tân Triều (sản phẩm bưởi trái và rượu bưởi), đồ thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mạ thì có nhiều doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước muốn mở cửa hàng, đại lý để phân phối và tiêu thụ sản phẩm bưởi và rượu bưởi Tân Triều, hàng lưu niệm bằng gỗ. Ngoài ra, nhiều du khách trong và ngoài nước đề nghị các đơn vị lữ hàng đưa tham quan trực tiếp quy trình chế biến đặc sản rượu bưởi và bưởi, tham quan nghệ nhân làm hàng lưu niệm gỗ mỹ nghệ của cơ sở Thành Nhân.

Làng nghề Đồng Nai                                            Ông Nguyễn Thành Nhân bên mô hình làm từ gỗ vụn

Theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và văn hóa trên cơ sở phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn là định hướng mang nhiều yếu tố tích cực, linh hoạt. Một mặt, thông qua việc đưa thêm vào các yếu tố nhân văn sẽ góp phần nâng cao và tạo điều kiện thuận lợi việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa. Hiện nay, trong điều kiện du lịch được Nhà nước xem là một ngành kinh doanh với mức độ hỗ trợ về mặt ngân sách có hạn, chỉ dừng lại ở việc đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm để tạo điều kiện cho việc khuyến khích mời gọi đầu tư khai thác, thì việc xã hội hóa du lịch để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế tham gia là yếu tố mang tính chiến lược. Do đó, định hướng và quan điểm của tỉnh về phương thức phát triển cho làng nghề kết hợp với du lịch cũng không nằm ngoài ý đó.

 
Làng nghề Đồng NaiLàng bưởi Tân Triều
 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Đồng Nai

 

 
Bà Võ Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai cho biết: Trước mắt sẽ phối hợp cùng với các Sở, ngành, các đơn vị, cơ sở kinh doanh liên quan hình thành và đưa các làng nghề kết hợp với các điểm du lịch đi vào họat động. Để thuận lợi hơn trong việc hình thành các tour du lịch, ngành du lịch đã chọn ra các làng nghề gốm, gỗ mỹ nghệ, dệt thổ cẩm. Đó là các điểm : HTX gốm Thái Dương, Cơ sở du lịch sinh thái làng – vườn bưởi Năm Huệ, cơ sở Thành Nhân, làng dệt thổ cẩm Tân Phú. Trong đó, Cơ sở sinh thái Vườn – Làng bưởi Năm Huệ đã đi vào khai thác, phục vụ du khách, các điểm còn lại ở dạng tiềm năng, chưa đầu tư đúng mức.

Bà Trang còn cho biết thêm, hình thức phát triển làng nghề gắn với du lịch vẫn đang rất cần một cách làm chuyên nghiệp hơn. Theo đó, giữa các ngành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng một quy hoạch cho làng nghề. Không dừng lại ở đó, bản thân người dân làng nghề phải ý thức hơn nữa về giá trị của việc gắn kết với du lịch để cùng phát triển.

 
Làng nghề Đồng NaiChủ cơ sở Nhật Thành đang hoàn thiện các đôn đá
 
Đó cũng là điểm đáng mừng cho làng nghề của Đồng Nai nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung. Phát triển làng nghề không chỉ đơn giản là phát triển nghề đó mà đồng thời cũng là giữ gìn bản sắc dân tộc Việt, mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết vấn để việc làm cho nhiều lao động và phát triển hơn nữa về ngành du lịch hiện nay.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.