Thời kỳ đồ đá, nghe có vẻ xưa cũ nhưng tại Việt Nam lại có một ngôi làng gắn bó với đá, tận dụng đá làm dụng cụ sinh hoạt hằng ngày như chậu nước, công cụ làm nương, bàn ghế, hàng rào… thậm chí cả nhà cũng làm bằng đá. Đó là bản đá Phia Chang thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Con đường dẫn vào bản Phia Chang được tạo nên từ muôn trùng phiến đá khiến cho bước chân người đi có cảm giác lạc vào hàng ngàn năm về trước.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÂU ĐỜI MÀ BẢN ĐÁ PHIA CHANG LƯU GIỮ ĐẾN NGÀY NAY
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, nơi địa đầu của Tổ quốc. Từ Hà Nội có thể di chuyển theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn để đến Cao Bằng. Bản Phia Chang nằm ngay trung tâm xã Phúc Sen của tỉnh, cách đường quốc lộ 3 khoảng chừng 1 km và thị trấn Quảng Uyên 4 km. Nơi đây có tất cả 50 hộ sống tập trung với 204 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Nùng.
Cổng dẫn vào làng đá Phia Chang Trên, xã Phúc Sen – Ảnh: Baocaobang
Theo lời kể của già làng thì những phiến đá khắp nơi trong bản Phia Chang xuất hiện cùng lúc với tổ tiên người Nùng khi đến nơi đây khai hoang sinh sống. Truyền thuyết người Nùng An lưu truyền rằng thuở khai thiện lập địa của tổ tiên người Nùng chỉ có 3 dòng họ mang tên Hoàng, Nông và Lương chạy loạn từ phương Bắc sang đất Việt. Để có thể an toàn và trốn tránh kẻ thù, họ dốc hết sức vào việc chạy trốn, cứ thế họ đi mãi, đi mãi, không đêm nào được chợp mắt ngon giấc.
Những phiến đá xuất hiện khắp nơi trong bản làng Phia Chang – Ảnh: Tourviet247
Dân tộc Nùng An ở bản đá Phia Chang – Ảnh: Internet
Đến một ngày kia, trong màn đêm tối không còn nhìn ra lối đi nữa, họ đã dừng lại nghỉ chân một đêm trong hang đá bản Phia Chang. Đó cũng là đêm đầu tiên trong cuộc hành trình rời xa quê hương họ được ngủ ngon giấc. Lúc mở mắt ra, mặt trời đã lên cao chiếu ánh nắng vàng rực trải dài lên từng vách đá, bụi cây ở Phia Chang. Chưa bao giờ họ thấy được một khung cảnh nên thơ, trữ tình đến vậy.
Khung cảnh nên thơ, trữ tình của cao nguyên đá tỉnh Cao Bằng – Ảnh: Disanxanh
Vẻ xanh tươi hút hồn của bản đá Phia Chang – Ảnh: Caobangtv
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Tp. Cao Bằng
Thế là họ quyết định ở lại cùng nhau khai phá đất đai làm ruộng trồng lúa, nơi nào cao thì làm nương rẫy trồng ngô, khoai… chặt cây dựng nhà và đặt tên bản là Phia Chang (nghĩa là núi giữa). Lúc đầu chỉ có ba gia đình, lâu dần con cháu sinh sôi ngày một đông nên mở rộng địa bàn thành bản làng Phia Chang như ngày nay.
Tổ tiên dân tộc nùng quyết định ở lại Phia Chang khai đất làm ruộng – Ảnh: Caobangtv
Vùng cao được rào lại trồng nương ngô ở Phia Chang – Ảnh: Baocaobang
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Cao Bằng
Vì điều kiện thiên nhiên không được trù phú như vùng đồng bằng, địa hình Phia Chang chủ yếu là núi đá nên dân làng đã cùng nhau dỡ những phiến đá để có thể tìm được nơi canh tác. Dần về sau, khi số lượng đá tăng lên, người trong bản quyết định mang về làm vách xây nhà thay cho cây gỗ. Kỳ lạ thay, những phiến đá to nhỏ được xếp chồng lên nhau không một chất kết dính nhưng lại vững chãi thành một thể thống nhất vừa vặn giúp bảo vệ dân làng Phia Chang khỏi thú dữ trong rừng.
Người dân Phia Chang dùng đá xây vách nhà – Ảnh: Baocaobang
Hàng rào đá quanh nhà bảo vệ làng Phia Chang khỏi thú dữ – Ảnh: Baocaobang
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cao Bằng
Từ đó, đá trở thành một người bạn thân thiết với người Nùng An ở bản Phia Chang. Đến tận bây giờ, người dân bản Phia Chang vẫn giữ lại nét truyền thống của cha ông trong từng phiến đá như để ghi nhớ, lưu giữ với tích chuyện thời khai thiên lập địa nhắc nhở thế hệ sau hướng về cội nguồn dân tộc.
Đá trở thành một người bạn thân thiết với người Nùng An ở bản Phia Chang – Ảnh: Caobangtv
BẢN PHIA CHANG TRÀN NGẬP NHỮNG CẢNH QUAN ĐẶC SẮC ĐƯỢC LÀM TỪ ĐÁ
Những lối đi trong làng Phia Chang đều được làm bằng đá chen giữa màu xanh của cây cỏ và những ruộng lúa bên đường như một hình ảnh đẹp xa xưa mà nếu bạn chưa được chứng kiến sẽ không cảm nhận được hết nét đẹp độc đáo có một không hai này.
Những lối đi trong làng Phia Chang đều được làm bằng đá – Ảnh: Caobangtv
Nét đẹp cổ xưa và độc đáo từ những hàng rào đá ở Phia Chang – Ảnh: Baocaobang
Thông thường, hàng rào đá có chiều cao từ 50 cm đến 1 m. Hàng rào đá ở Phia Chang không chỉ phân chia đường đi giữa các nhà mà còn để ngăn cách từng mẫu ruộng giúp chống lở đất, chống xói mòn ruộng, và tránh gia súc phá hoại.
Đá được tận dụng làm bờ ruộng ở làng Phia Chang – Ảnh: Caobangtv
Đá có tác dụng chống sạt lở và xói mòn ở Phia Chang – Ảnh: Caobangtv
Xem thêm: Các tour du lịch Cao Bằng
Mời các bạn xem tiếp: Lạ lùng ngôi làng “đồ đá” Phia Chang trong thời kỳ hiện đại Việt Nam – Phần 2
Gumi – Kinhnghiemditour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..
Leave a Reply
View Comments