Bỏ túi ngay kinh nghiêm đi du lịch chùa Hương 2019

Trong các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Chùa Hương đã từng được đích thân vua Tự Đức đặt danh hiệu “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Cái tên này đủ để nói lên vẻ đẹp mỹ mãn của du du tích Chùa Hương. Vậy, kinh nghiệm đi Chùa Hương như thế nào để có một chuyến đi an toàn và lý thú? Kinh nghiệm đi tour sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cho bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

Dường như thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp du xuân từ Tháng Giêng cho tới hết Tháng Ba, du khách thập phương đều trở về với Chùa Hương, giống như một chuyến du xuân, vừa để thưởng ngoạn cảnh quan tươi đẹp, kỳ vĩ, vừa để cầu mong cho một năm an lành hơn.

kinh-nghiem-di-chua-huong-1

SỰ TÍCH VỀ CHÙA HƯƠNG

Chùa Hương hay còn được gọi là Hương Sơn không phải là để chỉ một ngôi chùa. Mà đó là một quần thể di tích – Danh lam thắng cảnh, văn hóa – Tôn giáo trong Đạo Phật của người Việt. Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội (thuộc Hà Tây Cũ).

Quần thể bao gồm hàng chục ngôi chùa Thờ Phật. Trong đó trung tâm chính chính là Chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Dân gian thường gọi là Chùa Trong.

Chùa Hương được xây dựng từ đời vua Lê Huy Tông, dưới lệnh của Chúa Trịnh sau khi đi tuần thú qua đây, cuối thế kỷ 17. Trải qua Tuế Nguyệt hàng trăm năm, Chùa Hương đã cùng dân tộc trải qua nhiều cuộc kháng chiến. Trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947. Sau đó vào năm 1988, Chùa được phục dựng lại.

Dãy Hương Sơn giống như tuyệt tác của thiên nhiên. Những dãy núi bị xâm thực lâu đời, nước chảy đá mòn. Khiến cho núi đá được kiến tạo thêm nhiều hang động nhỏ.

Núi đá cao như chọc đến tận trời, trải qua bao lần mưa gió, nước thẩm thấu qua vách đá, kiến tạo nên những thạch nhũ huyền ảo trong những hang động. Các hoạt động này vẫn đang không ngừng diễn ra trong suốt hàng nghìn năm qua khiến du khách mỗi khi đến với Hương Sơn đều cảm thấy mê đắm.

Để đến tận Chùa Trong, du khách sẽ được trải qua các trải nghiệm thú vị. Đặc biệt là đi đò trên Suối Yến – Chính là một nhánh trong lành của Sông Đáy, để vào Bến Đục. Làn nước trong xanh, một hệ thống đền chùa, hang động, hòa cùng thiên nhiên cây cỏ tươi đẹp.

Như một bức tranh xuân xanh trường cửu khiến cho du khách như lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh, khó lòng dứt chân đi. Vẻ đẹp của Chùa Hương được Thi sĩ Tản Đà phác thảo qua những vần thơ:

“Chùa Hương trời điểm lại trời tô

Một bức tranh tình trả mấy thu,

Xuân đi xuân lại không dấu vết,

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.”

kinh-nghiem-di-chua-huong-2

Phương tiện di chuyển đến Chùa Hương

Di chuyển đến Chùa Hương đối với du khách là người ở các khu vực xung quanh Hà Nội là vô cùng dễ dàng. Còn nếu di chuyển từ các khu vực phía ngoài Hà Nội, du khách có thể di chuyển thẳng theo các tuyến đường dưới đây.

Nếu đi bằng xe riêng, hoặc di chuyển đến bến xe Mỹ Đình để bắt các tuyến xe Bus đi đến Chùa Hương là thuận lợi nhất. Dưới đây là kinh nghiệm đi Chùa Hương bằng cả hai hình thức trên để quý vị cùng tham khảo:

  • Đối với du khách muốn di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe ô tô hoặc xe máy, quý khách có thể tìm các tuyến đường theo chỉ dẫn dưới đây:

Để di chuyển đến Chùa Hương từ Trung Tâm Thành Phố, chúng ta có 2 tuyến đường.

Tuyến đường thứ nhất, đi qua đường Cao Tốc Pháp Vân Cầu Giẽ. Trên trục đường cao tốc, dọc về phía Nam, du khách di chuyển thẳng đến nút giao Đồng Văn. Tại đây rẽ phải lên Cầu Vượt vào Quốc lộ 38. Chạy thêm 15km theo hướng Chợ Dầu sẽ tới Chùa Hương. Sau đó tiếp tục đi thẳng là sẽ tới khu di tích Hương Sơn. Điểm đến sẽ là khu Hương Khê.

Tuyến đường này phù hợp với các xe ô tô. Vì đường Cao Tốc Pháp Vân Cầu Giẽ hiện nay cấm xe máy. Cho nên các xe máy muốn đi theo hướng này có thể đi thẳng từ hướng đường Giải Phóng về phía Nam (qua Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, sẽ gặp nút giao Đồng Văn và di chuyển tương tự).

Tuyến đường thứ hai, là tuyến đường đi qua khu vực Ba La. Từ trung tâm Thành Phố, du khách di chuyển về phía Đông. Sang khu vực Nguyễn Trãi – Hà Đông, đi thẳng theo hướng xuống bến xe Yên Nghĩa, tới ngã ba Ba La thì rẽ trái.

Hướng di chuyển này đi về phía Vân Đình. Di chuyển khoảng 40km, sẽ đến địa phận Tế Tiêu. Tại đây tiếp tục rẽ trái và đi thẳng vào con đường mới sẽ tìm được về Hương Sơn.

Đối với du khách muốn di chuyển bằng xe Bus, hoặc di chuyển từ tỉnh khác về Hà Nội. Và tiếp tục di chuyển bằng xe Bus. Các xe bus đi qua Chùa Hương gồm có:

  • Xe Bus 103: Mỹ Đình – Chùa Hương – Hương Sơn: Đây là tuyến xe bus trợ giá của nhà nước. Giúp người dân được di chuyển tới Chùa Hương thuận lợi hơn. Điểm đến cuối cùng chính là Bến Xe Đục Khê. Cho nên hành khách chỉ cần xuống xe và di chuyển thêm khoảng 500m nữa sẽ đến được Bến Đục.
  • Xe Bus 211: Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu. Xe bus này có điểm đến nằm trên đường có thể vào Chùa Hương. Cách Đục Khê khoảng 2km.
  • Xe Bus 78: Bến xe Mỹ đình – Tế Tiêu. Tương tự như xe Bus 211, nhưng xe Bus 78 có thể được áp dụng vé tháng.
  • Xe Bus 7: Bến xe Yên Nghĩa – Tế Tiêu. Xe bus này là một trong các tuyến xe không xuất phát từ Mỹ Đình. Phù hợp cho hành khách từ các tỉnh Tây Bắc di chuyển xuống.

SẢN VẬT ĐẶC TRƯNG CỦA CHÙA HƯƠNG LÀ GÌ?

Chùa Hương nổi danh không chỉ với những điển tích, và vẻ đẹp kỳ vĩ. Mà còn nổi tiếng với nhiều món đặc sản nhất định không thể bỏ qua:

Mơ lông: Mơ lông Hương Tích là đặc sản có lẽ nghe vừa quen vừa lạ. Vùng thổ nhưỡng tại Hương Sơn là vùng núi đá vôi. Cho nên loại mơ mọc trên đất này thường có quả to, cùi dày, mọng nước, và rất thơm.

Mơ chỉ có vị chua nhẹ, thanh, chứ không gắt. Mơ lông tại đây được người dân phân ra 4 loại mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng, và mơ nứa. Trước đây, Hương Sơn có một rừng mơ già hàng trăm tuổi, cho thu hoạch tới hàng tấn quả. Nhưng nay diện tích đã bị thu hẹp đi nhiều.

kinh-nghiem-di-chua-huong-3
Mơ rừng Hương Sơn tự nhiên

Củ Mài: Củ mài của Chùa Hương mọc trên núi đá, có vỏ màu đen, ruột trắng. Nhìn giống củ khoai lang, nhưng có kích thước gấp 2 tới 3 lần.

Củ mài được người dân Hương Sơn khéo léo chế biến thành các món như Bánh Củ Mài, Chè Củ Mài, hoặc là dùng để nấu canh. Các chế phẩm từ củ mài đa phần được tạo ra từ bột củ mài. Chè củ mài đặc trưng thơm mát, không có màu, mà trong vắt như thủy tinh.

che-cu-mai
Chè củ Mài thanh mát, dễ ăn

Rau Sắng: Cây rau sắng có tên khoa học là Phyllanthus elegansl. Dân gian còn gọi cây rau ngót rừng. Loài cây là cây mọc tự nhiên. Loài cây mọc kiên cường, bám trên những vách đá hướng đón lấy ánh sáng.

Hoa rau sắng mọc thành bông trên thân, được người dân gọi là Râu Rồng. Rau sắng có cả cây cái và cây đực. Cây cái gọi là cây sắng nếp, cho quả và hạt. Cây sắng nếp tại Hương Sơn hiện nay chỉ còn lại hai cây nhiều năm tuổi.

Trong số các cây mọc mới, chỉ còn lại 1% là cây sắng nếp, nên chúng vô cùng quý hiếm. Để phát triển, rau sắng cũng vô cùng cần nhiều thời gian. Chúng cần 3 đến 5 tuổi để ra lá, hoa, và quả. 10 năm tuổi mới có thể cho thu hoạch.

rau-sang-rung
Rau sắng nếp

Lịch trình tham quan tại Chùa Hương để bạn tham khảo

Thời gian nên tới Chùa Hương

Thời gian nên tới Chùa Hương nhất chắc chắn là khoảng thời gian đầu năm. Hội Chùa Hương diễn ra trong 3 tháng Xuân. Bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng cho đến hết tháng ba âm lịch. Thời gian của lễ hội chính từ rằm tháng giêng cho tới hết ngày 18 tháng hai.

Vào thời điểm này, người dân khắp nơi nô nức về trẩy hội Chùa Hương tạo nên một khung cảnh hết sức nhộn nhịp và náo nhiệt. Cũng trong khoảng thời gian này, du khách sẽ không bao giờ lo về việc thiếu đò để di chuyển hay ít các hàng quán. Vì việc kinh doanh lúc này chính là vào mùa chính.

Cũng có nhiều du khách luôn thích trải nghiệm mới mẻ hơn, muốn về Chùa Hương vào thời gian rảnh rỗi hơn. Bạn nên đi vào khoảng từ 20 tháng 2 trở ra. Trong năm, du khách vẫn có thể trở về với Chùa Hương để chiêm bái. Tuy nhiên, nếu ngoài mùa du lịch, quý khách nên liên hệ trước với các nhà đò để đặt trước.

Các tuyến thăm qua và thời gian thăm quan Chùa Hương?

Đến với Chùa Hương, du khách có thể thăm quan theo các tuyến chính và tuyến phụ.

Khi đi vào, du khách có thể đi theo tuyến chính bao gồm các điểm: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

Sau đó trở ra để thăm quan tại các điểm theo các tuyến:

  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Các tuyến này đều được di chuyển hợp lý trên dòng suối Yến. Nên quý khách chỉ cần đề nghị với nhà đò để được đưa đến các địa điểm trên.

kinh-nghiem-di-chua-huong-4

Trước đây để đi hết Hương Sơn, du khách sẽ thường mất tới 03 ngày. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của cáp treo, du khách có thể sắp xếp thăm quan trong khoảng 01 ngày.

Các dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi tại chân núi chùa Hương cũng rất phong phú. Đặc biệt giá cả trong những năm về đây. Không còn tồn tại các vấn đề chặt giá khách hàng. Vậy nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi dừng chân trước khi di chuyển.

Giá vé các dịch vụ tại Chùa Hương

Để có thể thưởng ngoạn vào tới tận Chùa Trong, du khách cần lưu ý đến một số loại giá vé sau:

  • Giá vé đò và vé tham quan:

Vé đò và vé tham quan thường được gộp vào nhau. Giá vé đò niêm yết trực tiếp tại bến Đục là 50.000đ/người/2 lượt đi về; giá vé thắng cảnh là 80.000đ/người.

Giá vé này đã bao gồm các phí bảo hiểm. Các bạn nên gọi điện hẹn trước các nhà đò. Nhà đò sẽ mua hộ các vé thắng cảnh, và chi phí đò thuyền luôn. Thông thường 1 đò đi luôn giá khoảng 500.000 cho đò tối thiểu 4 người.

Với đò lớn hơn khoảng 10 người thì giá vé sẽ cao hơn (khoảng 700.000 – 800.000 trở lên). Tùy theo thời gian di chuyển, giá vé đò có thể thay đổi. Nhưng giá vé thắng cảnh thì không thay đổi.

di-do-tai-chua-huong
  • Miễn/Giảm vé thắng cảnh trong các trường hợp:

Giảm 50% đối với người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), học sinh sinh viên, đối tượng thuộc diện chính sách xã hội (người tàn tật, người neo đơn, người được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, học sinh dân tộc nội trú) và trẻ em trên 10 tuổi cao dưới 1,1m.

Để được miễn giảm giá vé, các đối tượng trên cần xuất trình các giấy tờ tùy thân như: CMND, thẻ căn cước, thẻ hội viên, thẻ học sinh sinh viên khi mua vé.

– Miễn phí 100% đối với: Thương binh nặng hạng đặc biệt, trẻ em dưới 10 tuổi cao dưới 1,1m.
– Miễn phí 100% đối với tất cả hành khách về chùa Hương vào các ngày:
+ Ngày Di sản (23/11).
+ Ngày 30, mồng 1 và mồng 2 tết Nguyên Đán.
+ Ngày lễ Phật đản 15 tháng 4 âm lịch.

  • Giá vé cáp treo:

Đối với Trẻ em:
Vé khứ hồi: 120.000đ / vé
Vé 1 lượt: 90.000đ / vé

Đối với Người lớn:
Vé khứ hồi: 180.000đ / vé
Vé 1 lượt: 120.000đ / vé

cap-treo-tai-chua-huong

Cáp treo có thể mua dễ dàng tại Ga Thiên Trù (ga dưới) và Ga Hương Tích (ga trên). Bạn có thể mua 1 chiều lên. Sau đó quyết định đi bộ xuống núi, hay đi tiếp 1 lượt xuống núi – Nếu muốn có thêm trải nghiệm.

Trên đây là một số kinh nghiệm cơ bản để quý khách có thể tới Chùa Hương và bắt đầu chuyến trải nghiệm của mình. Xứ sở Hương Sơn không chỉ chiêu đãi du khách về những kỳ quan tươi đẹp, không khí trong lành, mà cả những món ăn dân giã và đầy tình cảm.

Hi vọng, về với Hương Sơn, quý khách sẽ có thêm nhiều cảm nhận lý thú về nước non tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Cũng như là một lần trở về với những ngôi Chùa đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Trở về với bản ngã thanh bình nhất trong con người Đất Việt.

Từ khóa tìm kiếm:

  • Kinh nghiệm đi chùa Hương bằng xe bus
  • Kinh nghiệm đi chùa Hương từ Hà Nội
  • Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày
  • Kinh nghiệm đi chùa Hương bằng xe máy
Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.