Vài năm trở lại đây, du lịch tâm linh đang trở thành một thói quen, một nét đẹp văn hóa. Ngoài việc tới các đình chùa để tĩnh tâm suy nghĩ về những việc của năm cũ, tìm kiếm sự thanh tịnh. Cầu sức khỏe, tài lộc, bình an hay tình duyên, du khách còn có thể thưởng lãm những cảnh vật hữu tình. Những kinh nghiệm đi bà chúa Thác Bờ – Hòa Bình sẽ mang tới cho bạn trải nghiệm thật thú vị!
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN THỜ BÀ CHÚA THÁC BỜ
Nơi thờ Bà Chúa Thác Bờ được đặt tại đền Thung Nai – Huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình. Trước đây đền thờ Chúa được đặt tại vùng Hào Tráng. Bây giờ là khu đền Vầy Nưa – Huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình.
Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng đền thờ Chúa đã nhiều lần được di chuyển đến các vị trí mới. Sau mới an tọa lại Đền Thung Nai. Vậy nên, du khách tham quan về với Đền Chúa Thác bờ thường thăm cả đền cổ tại khu Đền Vây Nưa và cả khu đền mới Thung Nai.
Hiện nay, khu đền cổ Chúa Thác Bờ Vầy Nưa đã được công nhận là Di Tích Lịch Sử.
Trong dân gian Đền Thờ Bà Chúa Thácờ còn lưu lại điển tích hào hùng của lịch sử dân tộc. Và sự bao dung như một điểm tựa êm đềm của người Mường, người Dao cùng các dân tộc anh em trong mỗi lần vượt con thác dữ.
Thác Bờ xưa còn có tên gọi là thác Vạn Bờ. Nơi đây có hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà, đêm ngày gào thét. Sách Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn có ghi lại: “Đường sông – Tức Sông Đà – Thác ghềnh hiểm trở gồm 83 thác có tiếng mà Vạn Bờ (thác Bờ) là nguy hiểm thứ nhất”.
Vua Lê Lợi muốn dẹp loạn Đèo Cát Hãn mà qua đê Long Thủy thế nước xoáy mạnh, ngăn cản bước tiến quân. Trong chiến sự nguy nan, sử sách đã ghi lại sự xuất hiện của Hai Bà.
Là bà Đinh Thị Vân – Người Mường và một bà người Vầy Nưa mà tên tuổi không rõ, chỉ biết bà là người Dao. Hai bà đã hỗ trợ quân lương, thuyền bè, giúp quân đội vua Lê vượt thác. Tiến quân lên vùng Mường Lễ, Sơn La, dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Điển tích này diễn ra chính tại Thác Bờ.
Sau khi giúp vua dẹp loạn, hai bà hóa, và thường hiển linh giúp đỡ muôn dân được mưa thuận gió hòa, và bình an vượt Thác Bờ.
Dân trong vùng biết ơn, nên cả một dọc Tây Bắc từ xứ Mường, xứ Mán Hòa Bình, ngược lên xứ Dao, xứ Thái Sơn La, Lai Châu,… đồng tâm lập đền thờ phụng. Và phong danh Hai Bà là Bà Chúa Thác Bờ.
Chúa Thác Bờ tuy không thuộc Tứ Phủ Thánh Cô hay Tứ Phủ Thánh Chầu. Nhưng các phương thức thờ phụng vẫn được thực hiện theo đúng các nghi thức của Tứ Phủ.
Đền thờ Bà Chúa Thác Bờ có kiến trúc tinh tế. Nằm dựa lưng vào núi Long Môn (hay còn gọi là núi Thác Bờ), mặt hướng ra Sông Đà. Đây là vị thế cực kỳ yên bình và vững chãi.
ĐI CHÚA THÁC BỜ MÙA NÀO ĐẸP NHẤT TRONG NĂM?
Theo kinh nghiệm đi Bà Chúa Thác Bờ, mùa đẹp nhất trong năm chính là tiết xuân – Hạ. Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ mùng 7 tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch.
Ngày khai hội nhằm mùng 7 tháng giêng. Tuy nhiên, theo phong tục đầu năm lễ xin, cuối năm lễ tạ. Từ những ngày tháng chạp, du khách thập phương đã về với đền Bà Chúa Thác Bờ. Lễ tạ cho một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn may mắn.
Vậy nên, náo nhiệt nhất khi tham quan, chiêm bái đền Bà Chúa Thác Bờ chính là vào tiết mùa xuân. Từ tháng giêng đổ ra tới tháng ba. Nhưng nếu đầu năm bận rộn, người dân có thể về thăm đền vào những tháng hè.
Trong những tháng hè, lượng khách đổ về thường ít hơn so với mùa xuân. Tiết trời mùa hè cũng rất thích hợp với việc du lịch trên địa hình sông núi của vùng sông Đà hùng vĩ.
Cùng với sự phát triển của Hòa Bình những năm trở lại đây, khi đi Bà Chúa Thác Bờ du khách cũng có thể tới tham quan nhiều địa danh nổi tiếng như nhà máy thủy điện Hòa Bình – Nơi cấp sản lượng điện lớn nhất nước ta. Cùng các khu du lịch như suối khoáng nóng Kim Bôi, khu Mai Châu, và các resort nổi tiếng.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI ĐI DU LỊCH ĐỀN THỜ BÀ CHÚA THÁC BỜ?
Để chuyến đi của bạn được trọn vẹn bạn cần chuẩn bị một số hành lí cần thiết. Để không bỏ sót bất kì đồ dùng nào cho chuyến đi xa, bạn hãy tham khảo những vật dụng quan trọng sau đây:
- Ví tiền và giấy tờ tùy thân:
Ví tiền: Đi du lịch bạn không thể nào không mang tiền để chi tiêu khi cần thiết. Bạn nên cầm theo một ít tiền mặt và cả thẻ ngân hàng để có thể thanh toán bằng hình thức nào cũng được. Tốt nhất là nên có tiền lẻ để tránh bối rối khi đến khu du lịch đông đúc.
Giấy tờ tùy thân: Đây là thứ bạn không thể thiếu khi đi du lịch vì bạn phải dùng để check in tại sân bay, thuê xe hay đi lại trên đường. Một số giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân, hộ chiếu nếu di chuyển bằng máy bay, thẻ căn cước, giấy phép lái xe và một số giấy tờ khác
- Đồ công nghệ:
Đồ công nghệ là những vật dụng quan trọng cho chuyến đi như điện thoại, máy ảnh, sạc pin dự phòng, máy sấy tóc,… Mỗi đồ công nghệ có công dụng và mục đích riêng:
Điện thoại: Đây chắc chắn là thứ mà bạn không thể quên khi đi du lịch. Không chỉ để liên lạc, chụp ảnh mà còn để tra map, facebook,…
Máy ảnh: Nếu bạn có máy ảnh thì hãy mang theo để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời của chuyến đi. Để bảo quản máy ảnh tốt, bạn cũng nên mang theo túi đựng máy ảnh để tránh tình trạng va chạm, làm rơi máy. Nếu chưa có, bạn có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây để đặt mua:
Túi đựng máy ảnh Nikon trên Lazada
Túi đựng máy ảnh Canon trên Shopee
sạc pin điện thoại, pin dự phòng: Để tránh làm chuyến đi bị gián đoạn khi các thiết bị điện tử hết pin thì hãy mang theo đồ sạc dự phòng các loại.
Máy sấy tóc: Máy sấy sẽ giúp tạo kiểu tóc để có được những bức ảnh lung linh và giúp tóc nhanh khô tránh mất thời gian trong chuyến đi.
- Quần áo, phụ kiện: Bạn cần đem theo trang phục phù hợp với thời tiết và phối đồ để có thể lung linh hơn khi chụp ảnh:
Trang phục: Quần dài, quần ngắn, váy, áo dài, áo thun thoải mái, đồ ngủ, đồ lót, áo khoác cần chuẩn bị đầy đủ. Nếu đi du lịch dài ngày hãy tính toán mang quần áo sao cho tiện lợi nhất. bỏ vào túi nilon hoặc gấp gọn trong vali để quần áo không bị nhăn và tránh chiếm diện tích vali.
Phụ kiện: Mũ rộng vành để tránh nắng, kính râm, khăn choàng, giày thể thao, dép, tất,…
- Dụng cụ y tế, thuốc:
Khi đi du lịch xa bạn nên chủ động mang theo các loại thuốc để đề phòng trường hợp khi cần thiết:
+ Thuốc say tàu xe, máy bay.
+ Thuốc cảm, thuốc hạ sốt, tiêu chảy, tiêu hóa, dầu gió.
+ Kem chống nắng để bảo vệ da.
+ Kem chống côn trùng, chống dị ứng.
+ Vitamin C, B1.
+ Một số dụng cụ y tế như băng cứu thương,thuốc đỏ, cồn.
- Đồ dùng cá nhân:
Trong bất kì chuyến đi nào thì đồ dùng cá nhân là những vật dụng quan trọng không thể thiếu được. Bạn không nên bỏ qua những đồ dùng cá nhân mang đi du lịch dưới đây:
+ Bàn chảy đánh răng, lược.
+ Kem đánh răng, dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm.
+ Khăn tắm, khăn mặt.
+ Mỹ phẩm, dung dịch tẩy trang cho nữ.
+ Kem, đồ cạo râu dành cho nam.
- Một số đồ dùng khác:
+ Ba lô hoặc vali du lịch lớn để đựng đồ. Bạn có thể tham khảo một số link dưới đây để đặt mua balo, vali nếu cần thiết
Balo du lịch trên Tiki
Vali và balo du lịch trên Shopee
Balo du lịch trên sendo
+ Túi đeo để đựng những đồ quan trọng khi đi chơi.
+ Túi nilon đựng đồ.
+ Đồ ăn vặt.
Trước khi đi du lịch, bạn nên ghi ra những đồ dùng mình cần mang theo để khi soạn đồ không bị quên hay bị thiếu gì nhé! Để chuyến đi được trọn vẹn bạn hãy chuẩn bị thật kĩ để tránh thiếu sót.
CÁCH DI CHUYỂN TỚI ĐỀN THỜ CHÚA THÁC BỜ
Di chuyển tới đền chúa Thác Bờ thì ô tô hoặc xe máy là những phương tiện di chuyển thích hợp nhất.
Nếu ở trong khu vực bán kính 50km đổ lại, bạn có thể tìm hướng di chuyển xuống tới trung tâm thành phố Hòa Bình, theo sống lưng của quốc lộ 6. Từ thành phố tìm kiếm hướng đi tới chân dốc Cun. Sau 2 lượt rẽ là đến đền Thác Bờ.
Con đường này cũng là con đường dành cho những du khách có ô tô riêng. Hoặc thuê xe ô tô để di chuyển về đền.
Ngoài quốc lộ 6, bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển qua quốc lộ 21 để di chuyển tới thành phố Hòa Bình.
Nếu di chuyển bằng ô tô từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách Hà Nội – Hòa Bình. Hoặc tìm kiếm bất cứ chuyến xe khách nào có điểm đến là Hòa Bình. Sau khi tới trung tâm thành phố Hòa bình thì bắt xe ôm hoặc taxi để lên đền.
Tại điểm dừng chân, bạn cần phải lên thuyền để ra đến Đền. Trải nghiệm đi thuyền trên dòng sông Đà để về với Chúa Thác Bờ chắc chắn sẽ trở thành dấu ấn khó quên trong chuyến đi này.
Mình khuyên các bạn nên di chuyển bằng ô tô. Vừa an toàn lại vừa có thể thưởng thức phong sơn thủy hữu tình dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, thuộc địa phận của các tỉnh bắt đầu của khu vực Tây Bắc.
LỊCH TRÌNH THAM QUAN TẠI CHÚA THÁC BỜ
Đến với đền thờ Bà Chúa Thác Bờ, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua các điểm đến như sau:
- Thung Nai: Chuyến hành trình bắt đầu khi bạn đi qua hồ Thung Nai. Với làn nước xanh trong vắt được bao bọc bởi núi rừng. Tạo nên bức tranh thủy mạc vừa đẹp mắt lại vừa trong lành.
- Suối Trạch: Nhà thuyền sẽ giới thiệu với bạn về bể tắm thiên nhiên trong mát nhất trên trần đời này. Đó chính là Suối Trạch.
- Động Thác Bờ: Được tạo nên bởi nhiều thạch nhũ của thiên nhiên kiến tạo hàng nghìn năm. Động Thác Bờ là một trong những di tích thắng cảnh nổi tiếng của đền Chúa Thác Bờ.
- Đảo Cối Xay Gió: Đây là điểm chấm phá tại Đền Thờ Chúa Thác Bờ. Lấy cảm hứng từ những chiếc cối xay gió trong bộ tiểu thuyết kinh điểm của đại văn hào Cervantes “Don Kihote – Nhà quý tộc tài ba xứ Manta”.
Đảo Cối Xay Gió là điểm đến thu hút nhiều khách du khách khi tham quan.
- Đền thờ Bà Chúa Thác Bờ: Điểm đến linh thiêng – Niềm tin tôn giáo của các dân tộc anh em Tây Bắc. Đền thờ Bà Chúa Thác Bờ thu hút du khách tới lễ Phật, lễ Chúa. Tìm về với niềm tin tâm linh của mình.
Đồng thời thu hút du khách bởi khung cảnh trữ tình, không gian thoáng mát, hoàn toàn trong lành.
Dưới đây là lịch trình và một số tour du lịch để bạn tham khảo:
- Buổi sáng: Hà Nội – Thung Nai – Bà Chúa Thác Bờ
Bạn có thể xuất phát lúc 5 giờ sáng di chuyển từ Hà Nội đi Thung Nai – Hòa Bình. Quãng đường khoảng 110km nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách.
Sau khi đến Thung Nai, bạn hãy ghé qua tham quan du lịch đi thuyền trên sông Đà và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của của hồ chứa nước Thủy điện Hòa Bình và những đảo đá nhấp nhô.
Sau đó đến đền Bà Chúa Thác Bờ để dâng hương, cầu nguyện, rồi tiếp tục thăm động Thác Bờ với những thạch nhũ kì vĩ, mua sắm tại chợ nổi Thác Bờ. Sau đó dùng bữa trưa tại nhà hàng hay quán ăn mang đậm hương vị nơi đây.
- Buổi chiều: Thung Nai – Thủy điện Hòa Bình – Hà Nội
Sau bữa trưa, bạn về nhà nghỉ nghỉ ngơi đến khoảng 14 giờ thì di chuyển đi tham quan nhà máy thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện trọng điểm tại miền Bắc.
Nếu còn thời gian bạn hãy ghé qua tham quan những địa điểm khác và thưởng thức các món ăn dân dã địa phương nơi đây để hiểu được hết hương vị nơi đây.
Đến chiều trở về Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
Nếu bạn không đi tự túc có thể đi tour tham quan theo đoàn, sẽ có hướng dẫn viên cũng như đoàn du lịch lo tất cả bạn chỉ việc đi mà thôi. Dưới đây là những tour tham quan Bà Chúa Thác Bờ mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn chuyến đi phù hợp nhất với mình:
Tour du lịch lễ hội: Hòa Bình – Bà Chúa Thác Bờ – Thung Nai – Thủy điện Hòa Bình
- Thời gian: 1 Ngày.
- Phương tiện: Ô tô.
- Ngày khởi hành: Hàng ngày.
- Giá tham khảo: 515,000 (VNĐ).
- Điểm tham quan: Đền Bà Chúa Thác Bờ – Động Thác Bờ – Đền Cô Bé Thác Bờ – Thung Nai – Đảo Dừa – Thủy điện Hòa Bình.
NÊN ĂN GÌ VÀ Ở ĐÂU KHI TỚI CHÚA THÁC BỜ
Hãy cùng tham khảo một số món đặc sản nhất định phải thử khi tới Chúa Thác Bờ:
- Cá sông Đà: Đã đến với Bà Chúa Thác Bờ, nhất định phải ăn thử món cá nướng sông Đà. Cá tươi ngon, được nướng với lá sung, lá lốt. Chấm với muối chanh ớt, hoặc tương ớt.
Từng thớ thịt ca chắc ngon, đậm đà hòa quyện vào mùi các loại lá. Chấm miếng muối ớt tuy dân giã đấy mà sao ngon không thể nào tả được.
- Măng đắng: Núi rừng Tây Bắc không bao giờ bạc đãi lòng người và cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị. Giống như vị đắng của món măng đắng, tuy nhấp miếng đầu tiên, cái đắng ngắt nơi đầu lưỡi làm nhiều người muốn chùn bước.
Thế nhưng chỉ cần nhâm nhi cái đắng đó cho đi qua đầu lưỡi. Nơi cuống lưỡi sẽ có vị ngọt ngọt khó tả.
Dân ta thường lạc quan trêu nhau “khổ quen rồi, sướng không chịu được”. Có phải vì thế mà cái vị măng đắng này cứ ngấm vào đầu lưỡi. Khiến người ta ban đầu từ sợ. Dần già lại như nghiện cái vị đắng ngọt mà tươi ngon, thanh khiết.
- Rau đồ: món rau đồ của bà con dân tộc có vị thơm bùi, mát rượi. Ăn miếng rau rừng, vừa sảng khoái, lại giống như một máy lọc làm thanh mát cơ thể.
- Gà – Lợn Mường và rượu men lá: Thịt gà, thịt lợn xứ này là loại thịt thả rông. Chắc đậm, được bày trên cỗ lá bằng lá chuối. Gà nướng hoặc luộc, lợn thì được chế biến thành nhiều món. Tiêu biểu như lợn hấp, sườn nướng quấn lá bưởi, canh xương nấu chuối rừng,…
Kết hợp cùng rượu gạo hoặc rượu ngô được lên men bằng thứ men lá tự nhiên. Sản vật nơi đây cứ thế nhẹ nhàng mà quấn quít. Làm say lòng người không thể rời chân.
Về nơi ở, bạn có thể tìm được nhiều điểm để dừng chân. Dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:
- Nhà nghỉ cối xay gió: Nằm ở hồ Thung Nai Hào Bình, được xây dựng bởi những người lính công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đây là địa điểm dừng chân lí tưởng cho những ai yêu thích không khí trong lành hòa cùng với thiên nhiên.
Số điện thoại liên hệ: 091 359 1943
2. Nhà nghỉ đảo Dừa
Nơi này ấn tượng khách du lịch bởi cảnh đẹp tự nhiên cùng hàng trăm cây dừa và các loại cây ăn quả khác nhau. Nhà nghỉ gồm 4 sàn nhà lớn được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn của người Mường, người Thái, sức chứa lên đến 50 người.
Ngoài chỗ nghỉ ngơi, khách du lịch còn có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động tập thể tại đây và có thể thưởng thức các bữa ăn tại khi vực ăn uống của nhà nghỉ.
Số điện thoại liên hệ: 0166 886 2663
Hi vọng những kinh nghiệm đi Bà Chúa Thác Bờ trên đây sẽ giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị về thiên nhiên và nét đẹp văn hóa của mảnh đất Hòa Bình.
Leave a Reply
View Comments