Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải Tặc

Nơi đây từng được xem là vùng biển chết vì nạn cướp biển hoành hành. Băng cướp Cánh Buồm Đen nổi tiếng với biệt hiệu là chiếc chổi treo đầu mũi thuyền với ngụ ý quét sạch tàu thuyền đi qua là nỗi khiếp sợ của nhiều người.

 

Nói đến hải tặc, chúng ta thường liên tưởng đến những tên cướp hung bạo, hình dạng dữ dằn, ngự trên những con thuyền buồm, ở những vùng biển, đảo sẵn sàng bắn, giết, cướp những thuyền bè chúng gặp.

 

Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải TặcBuổi sáng yên bình trên dòng sông Đông Hồ – Ảnh: Sưu tầm

Nhưng những hình ảnh đầy bí hiểm đó chỉ thường thấy trên phim ảnh do con người tưởng tượng mà ít ai biết được rằng, ở một quần đảo nhỏ nằm ở Đông Nam Á cũng từng có nạn cướp biển tương tự.

Nhiều người còn xem đây là một Caribe ở châu Á. Và nó còn ấn tượng hơn thế nữa, khi cái tên Hải Tặc đã in vào hình sông, thế núi và cả trong tiềm thức của người dân.

 

Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải TặcQuần đảo Hải Tặc nằm ở vùng biển phía tây của Tổ quốc – Ảnh: Sưu tầm

 

Nơi chúng tôi nói đến là quần đảo Hải Tặc, từng là địa danh hành chính chỉ 18 hòn đảo lớn nhỏ nằm ẩn khuất sâu trong vịnh Thái Lan, hiện nay nhóm đảo là xã Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Đến đảo Hải Tặc, chúng tôi vẫn được nghe vô số những câu chyện ly kỳ, bí hiểm. Dân trên đảo vẫn kể lại rằng, vào cuối thế kỷ 19, đầu 20 một đội cướp biển hùng mạnh ra đời, tập hợp những tên phỉ của các quốc gia lân cận trong vịnh Thái Lan.

 

Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải TặcTuy hoang sơ nhưng quần đảo Hải Tặc với vẻ đẹp của trời – Ảnh: Sưu tầm

Băng cướp này lấy tên là Cánh Buồn Đen, dùng chiếc chổi treo đầu mũi thuyền làm biểu tượng với lời nhắn: “Quét sạch, xóa sạch” những gì chúng gặp. Không những thế, người ta còn kể rằng, trên đảo từng có một kho báu đầy vàng, bạc do hải tặc chôn giấu; rồi còn có những người là hậu duệ của hải tặc còn sinh sống…

Quần đảo Hòn Tre, thuộc xã đảo Tiên Hải, cái tên nay đã là địa danh hành chính mới thay cho đảo Hòn Đốc thuộc quần đảo Hải Tặc xưa.

 

Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải TặcVới vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, quần đảo Hải Tặc ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan – Ảnh: Sưu tầm

Trên con tàu cao tốc từ thị xã Hà Tiên trực chỉ hướng Tây Nam, chúng tôi cảm nhận được sự tươi đẹp của Tổ quốc. Ngồi bên cạnh tôi, anh cán bộ biên phòng (đồn biên phòng Hòn Tre) trầm tư cho biết: “Trước kia dễ gì được đi tàu thoải mái như thế này đâu. Ngày đó, ở vùng biển nằm trong vịnh Thái Lan này còn phức tạp, cướp biển hoành hành dữ lắm”.

Ấy là anh đang nói về thời mà cướp biển vẫn tồn tại một vài băng nhóm phía bên kia biên giới. Chúng thường chặn các tàu cá của ngư dân trấn lột, đánh đập. Nhưng nhờ những con người chân chất, những cán bộ ngày đêm bám dân, bảo vệ bờ cõi mà đến nay sự yên bình đã trở về với vùng biển này.

Trở lại câu chuyện của cướp biển, những ngày lưu trú trên đảo, được gặp gỡ trò chuyện với người dân, chúng tôi được nghe những câu chuyện hết sức ly kỳ.

Quần đảo Hải Tặc trong quá khứ như một cuốn tiểu thuyết, mà mỗi chương, đoạn đều hấp dẫn với những ai nghe đến. Tôi tìm đến mạn Tây đảo Hòn Tre (Hòn Đốc xưa) để tận tay sờ tấm bia chủ quyền độc nhất Việt Nam, cảm giác thiêng liêng đến lạ. Đó là chứng tích rõ ràng nhất minh chứng rằng, chính những người Việt Nam chứ không ai khác đã khai phá và làm chủ những hòn đảo xa xôi này.

Cột mốc 4 cạnh, cao hơn đầu người ghi vĩ, kinh độ và con số đảo: “Quần đảo Hải Tặc; Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10”””” 8; kinh tuyến 104 độ 20”””” 0″. Phần đế của cột mốc hằn dòng chữ nét son: “Quần đảo Hải Tặc gồm có các đảo sau: Hòn Kèo Ngựa, Hòn Kiến Vàng, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Vinh, Hòn Gùi, Hòn Ụ, Hòn Giang, Hòn Chơ Rơ, Hòn Đước Non, Hòn Bô Dập, Hòn Đồi Mồi”.

Cuối các dòng chữ có chú thích rõ: “Phái bộ quân sự thị sát và nghiên cứu, đến viếng quần đảo ngày 28/7/1958, dưới sự hướng dẫn của hải quân Việt Nam”. Vật đổi sao dời nhưng những chứng tích vẫn sừng sững trước gió bụi thời gian. Góp phần vào việc khẳng định chủ quyền ấy là ông Tư Nam, một ngư dân của đảo Hòn Tre, ông là người trực tiếp gùi gạch, đảo xi măng để dựng nên cột mốc chủ quyền năm ấy.

Sau này, ông bị bọn “hậu Cánh Buồm Đen” bắt lôi sang sát biên giới Campuchia đánh đập tàn tệ đòi tiền chuộc. Đến nay, thân thể ông Tư Nam vẫn in hằn thương tích.

Chỉ khi đến đây, tiếp xúc với những người như ông Tư Nam, chúng tôi cảm nhận được chân lý ở đảo Hải Tặc: Để có được cuộc sống yên bình, toàn vẹn bờ cõi ngày hôm nay, đó là sự góp phần của mỗi người dân trên đảo.

 

Kho báu của cướp biển trên quần đảo Hải TặcVào những ngày biển lặng, du khách sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp như tranh vẽ trên đảo trước khi lên tàu trở về đất liền. – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kiên Giang

 

Con đường tơ lụa thu bộn tiền của. Suốt nhiều ngày bách bộ, mướn ghe thuyền lùng sục hết tất cả những hòn đảo nơi đây, tôi vẫn đau đáu với câu hỏi, vì sao mảnh đất tươi đẹp này một thời lại là hiện thân của tội ác? Có người đã giải thích rằng, đó là vấn đề của lịch sử, của thời hỗn mang vô chủ.

Ừ, thì ở đâu mà không có trước sau, quá khứ và hiện tại, nhưng vô số những hòn đụn xa trong vịnh Thái Lan như quần đảo Hòn Nghệ, Phú Quốc, Hòn Thơm, Thổ Châu (Kiên Giang) cận kề đấy lại không, mà duy chỉ có nơi này xuất hiện nạn cướp biển?

Có nhà nghiên cứu đã đưa ra vấn đề và lý giải ở góc độ địa lý- lịch sử. Xưa kia khoảng thế kỷ 17, thời Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc Cửu (Mạc Cửu có nguồn gốc phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, không khuất phục nhà Thanh nên đến Việt Nam ở).

Ông làm Tổng Binh trấn xứ Hà Tiên (cuối thế kỷ 17 và thế kỷ 18), vào thời triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng xứ Hà Tiên thành một vùng đất trù phú. Hà Tiên, một mảnh đất mới mẻ của phương Nam trở thành điểm son trong bản đồ khai khẩn Nam bộ của nhà Nguyễn.

Tôi đã trực tiếp trao đổi với nhà Hà Tiên học Trương Minh Đạt, ông cũng khẳng định, Hà Tiên dưới thời Mạc Thiên Tích thực sự đã có thời cực thịnh trong một thời gian tương đối dài.

Có thể coi đây là một xứ độc lập tương đối, có quân đội, thành quách, có tiền riêng. Không những văn hóa mà kinh tế, ngoại giao rất phát triển, đặc biệt về thương mại, Hà Tiên không kém phần so với các quốc gia trong khu vực.

Về vấn đề này, tư liệu lịch sử của Hà Tiên còn ghi: “Đầu thế kỷ 19, khi Trịnh Hoài Đức vào trấn Hà Tiên, thấy cảnh kho, chành, vựa được Mạc Cửu đặt dưới chân núi Phù Dung (nay là núi Đề Liêm), đã thốt lên: Chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn tiếng kệ kinh lẫn tiếng ồn ào của phố thị, chợ búa, thật là cảnh nửa tăng nửa tục”.

Bối cảnh sầm uất ấy là thời điểm hơn 100 năm sau ngày Mạc Cửu về đất Hà Tiên. Họ Mạc đặt quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực, phía bắc có Triều Tiên, Hàn Quốc, Quảng Đông, Hồng Kông; xuống phía nam như Malaysia, rồi cả một số quốc gia Tây phương như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Họ Mạc có hẳn những đội tàu buôn rất hùng hậu và một cảng lớn nằm trong vịnh Hà Tiên ngày nay (sử liệu còn ghi). Hà Tiên trở thành điểm trung chuyển, cũng như điểm đến trong tuyến đường tơ lụa trên biển của các quốc gia từ Đông sang Tây, trên chặng đường từ Trung Quốc qua biển Đông xuống vịnh Thái Lan sang Ấn Độ Dương và sang Đại Tây Dương.

Vì vịnh Thái Lan là một vùng biển kín, nước cạn, nhiều hòn, lắm vịnh nên nó thành điểm ghé chân an toàn tránh bão tố của tàu thuyền. Cách Hà Tiên không xa, tạo hóa vô tình đã làm rơi rớt giữa con đường từ Hà Tiên đến nam Thái Lan một nhóm đảo, nó không lớn để có sức hút dân cư lúc đó, nhưng vừa đủ cho những tên lục lâm thảo khấu náu thân. Có thể điều kiện lịch sử và địa lý đó là khởi nguồn cho mầm mống cướp biển nảy sinh và quần đảo mang tên cướp biển ra đời.

 

Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: tổng hợp

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.