Quảng Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lanh thắng cảnh đẹp, mà nơi đây còn là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với những giá trị tinh thần vô cùng đáng quý. Để khám phá văn hóa xứ Quảng, dễ nhất là du khách có thể ghé thăm các làng nghề Quảng Nam nổi tiếng.
Với bài viết này, Lữ Hành Việt Nam gửi đến bạn danh sách 8 làng nghề Quảng Nam lâu đời và nổi tiếng nhất để khám phá văn hoạt sinh hoạt, làm nghề của người dân nơi đây, qua đó để hiểu và yêu thêm mảnh đất miền Trung của quê hương.
1. Làng gốm Thanh Hà – làng nghề Quảng Nam lâu đời
Nếu Hà Nội có làng gốm Bát Tràng vang danh khắp mọi miền thì Quảng Nam có làng gồm Thanh Hà.
Nằm cách phố cổ Hội An chỉ khoảng 2 cây số về phía Tây, làng gốm Thanh Hà thuộc địa phận phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm nép mình bên con sông Thu Bồn yên ả, thanh bình. Làng gốm Thanh Hà đã có từ khoảng thế kỷ 15 – 16, và đến khoảng thế kỷ 16 – 17 thì nổi danh khắp nơi nhờ nghề làm gốm. Bàn tay tài hoa của người làng Thanh Hà đã tạo nên những sản phẩm gốm vô cùng tinh xảo, có tính ứng dụng cao, được những thương nhân từ các vùng kéo về đánh hàng để bán buôn khắp mọi nơi.
Để làm nên những sản phẩm gốm vừa đẹp và vừa bền theo thời gian, người làng Thanh Hà dùng chính đất sét nâu từ lòng sông Thu Bồn, chính vì thế mà con sông Thu Bồn là một phần vô cùng quan trọng đối với nơi đây.
Ngày nay, làng gốm Thanh Hà chính là một trong những điểm du lịch đặc sắc nhất trong hành trình khám phá di sản văn hóa của Quảng Nam nói chung và phố cổ Hội An nói riêng.
2. Làng rau Trà Quế – làng nghề Quảng Nam được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất
Chỉ nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 cây số về phía Đông Bắc, làng rau Trà Quế nằm tại thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, là một trong những làng nghề Quảng Nam được nhiều người yêu thích nhất bởi nơi đây tràn ngập một màu xanh bạt ngàn của cây cỏ thiên nhiên.
Những người lập làng xưa kia khi đặt chân đến đây đã phát hiện nơi này rất thích hợp để gieo trồng rau xanh, và nghề trồng rau cũng từ đó mà ra đời. Cho đến nay, làng rau Trà Quế đã trở thành vựa rau xanh lớn nhất của Hội An và các vùng lân cận.
3. Làng nghề đèn lồng Hội An đẹp lung linh và kỳ ảo
Trong tâm thức của nhiều người, phố cổ Hội An rực rõ sắc màu đèn lồng chính là hình ảnh đẹp đẽ và mang đến ấn tượng khó phai nhất. Nếu yêu thích hình ảnh của đèn lồng phố cổ, hãy ghé qua làng nghề làm đèn lồng ở Hội An để chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng tinh xảo và khám phá cách làm nên những chiếc đèn lồng này.
Đèn lồng xuất hiện tại Quảng Nam vào cuối thế kỷ 16, theo chân những người Hoa đến đây buôn bán, lập nghiệp, nghề làm đèn lồng ở Hội An cũng bắt đầu từ đó. Đèn lồng Hội An vô cùng đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hình dáng… được tạo hình từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Tính đến này, làng nghề làm đèn lồng đã được 400 năm tuổi, thật vô cùng tự hào biết bao.
4. Làng nghề làm mộc Kim Bồng
Làng nghề mộc Kim Bồng nằm tại xã Cẩm Kim, chỉ cách trung tâm Hội An khoảng 2,5 cây số về phía Đông, đây là một ngôi làng bình yên mang đậm chất quê khi chưa bị tác động nhiều bởi sự đô thị hóa.
Đường vào làng Kim Bồng đi qua con đường nhỏ uốn lượn, xanh mát với hàng cau cao vút hai bên đường, từ xa xa bạn đã có thể cảm nhận được mùi gỗ – mùi đặc trưng của nghề làm mộc, cũng như nghe thấy âm thanh của máy xẻ, của những chiếc đục,chiếc dùi đẽo vào thân gỗ.
Sản phẩm của làng mộc Kim Bồng xưa kia nổi danh cả một xứ nhờ những sản phẩm đẹp mà bền, mà nổi tiếng nhất là nghề đóng tàu và cất nhà. Ngày nay, dưới sự cha truyền con nối, nghề mộc được lưu giữ và truyền đi qua nhiều thế hệ, làm nên những sản phẩm chất lượng được nhiều người cất công lặn lội đến mua cho bằng được.
5. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Làng Phước Kiều thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, là làng nghề truyền thống của Quảng Nam nổi danh nhờ nghề đúc đồng trong hơn 400 năm qua.
Chiên đồng Phước Kiều nổi tiếng tứ phương nhờ vào khả năng thấm âm – một kỹ thuật đúc đồng điêu liệu của người thợ nơi đây. Ngoài ra các sản phẩm đồng như chuông, tượng, chân đèn, lư hương, đồ gia dụng từ đồng cũng được yêu thích nhờ vào chất lượng vào độ tinh xảo.
6. Làng nghề làm trống Lâm Yên
Làng trống Lâm Yên hợp cùng làng đúc đồng Phước Kiều thành câu ca dao “Trống Lâm Yên, chiêng Phước Kiều” ý chỉ rằng đây là hai nơi làm ra sản phẩm chiêng và trống nổi danh nhất đất Quảng.
Làng trống Lâm Yên nằm tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nổi danh với dòng họ Phan chuyên làm trống Lâm Yên. Không ai nhớ chính xác được cái nghề làm trống này có tự bao giờ, nhưng cha truyền con nối cứ thế qua 7 đời mà cái nghề này phát triển được cho đến ngày nay, không chỉ vậy mà còn nổi danh khắp nơi. Trống Lâm Yên đánh vào ngân vang, là thứ âm thanh quen thuộc trong quãng đời cắp sách tới trường của nhiều người, và xuất hiện trong những lễ hội truyền thống của làng xã.
7. Làng dệt tơ lụa Mã Châu
Làng dệt Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, chính là làng nghề Quảng Nam nức tiếng vào thế kỷ 15, là nơi cung cấp các sản phẩm tơ lụa cao cấp cho giới vua chúa, quý tộc.
Nằm bên con sông Thu Bồn trĩu nặng phù sa, đất đai tươi tốt, làng dệt Mã Châu hiện lên một vẻ đẹp giản dị với tràn ngập cây xanh, là điểm đến cho những ai muốn tìm về với sự bình yên trong tầm hồn. Du khách khi đến đây còn được khám phá cách quy trình sản xuất tơ lụa của dân địa phương.
8. Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch
Những manh chiếu cói là thứ vô cùng quen thuộc đối với đời sống của người Việt Nam. Đến với làng dệt chiếu cói Bàn Thạch, bạn sẽ được khám phá quy trình làm nên những chiếc chiếu của những người thợ chân chất, hiền lành và vô cùng khéo tay, tỉ mỉ.
Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Phước, tỉnh Quảng Nam, đây là bãi đất bồi giao giữa con sông Thu Bồn và sông Bà Rén, mảnh đất ngập tràn sắc xanh bạt ngan của những bãi cói bãi đay mọc tươi tốt – đây chính là nguyên liệu để làm nên những chiếc chiếu thủ công.
Chiếu của làng Bàn Thạch tỏa đi khắp vùng và được nhiều người yêu mến bởi độ bền và sự hoàn thiện của chiếu.
Kết
Có thể thấy rằng sự giàu có về số lượng làng nghề truyền thống đã phản ánh phần nào sự phồn thịnh, phát triển của tỉnh Quảng Nam – nơi được mệnh danh là cảng thị cổ của nước Việt xưa. Sản phẩm làm ra từ những làng nghề không chỉ phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng mà còn đi khắp mọi nơi giới thiệu cho mọi người về nét đẹp văn hóa và sự khéo léo tài hoa của người dân xứ Quảng.
Những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam chính là nét du lịch đặc sắc, thu hút sự chú ý và tìm đến khám phá của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Leave a Reply
View Comments