Hòn Trống Mái nằm trên núi Trường Lệ thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn. Nơi đây gắn với truyền thuyết về một mối tình thủy chung, sống chết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ sau đại nạn hồng thuỷ, đã khiến các nàng Tiên du ngoạn nơi trần gian phải động lòng cảm phục cho hoá thành đôi chim ngày ngày quấn quýt bên nhau trên núi cao. Hết thời gian du ngoạn các nàng Tiên phải về trời và muốn đưa đôi chim về cùng. Nhưng vì yêu mến xóm làng, cặp vợ chồng chim đã ở lại cùng bà con xây dựng lại quê hương sau nạn hồng thuỷ. Các nàng Tiên cảm động và đồng ý. Thế là cặp vợ chồng chim đã được hoá đá thành Trống – Mái, trường tồn vĩnh hằng với thời gian để du khách về Sầm Sơn thêm một địa chỉ tuyệt vời thăm quan, chiêm ngưỡng.
Hòn Trống Mái còn mãi với thời gian – Ảnh: Sưu tầm
Trên đường từ đền Độc Cước đến đền Cô Tiên, du khách sẽ gặp hai hòn đá lớn, chồng lên trên một bệ đá chênh vênh, lấy tay đẩy còn thấy rung rinh, ấy thế mà chúng đã đứng trụ vững chãi với mưa, gió, không biết tự thuở nào.
Trải qua năm tháng, hòn Trống Mái giờ đã bạc màu – Ảnh: Sưu tầm
Hòn trống mái có 3 tảng đá xếp trồng lên nhau. Một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống; hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái. Các khối đá có hình dáng đẹp thơ mộng được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy, đã cùng nhau chết trong một trân đại hồng thuỷ và đặt tên là hòn Trống Mái.
Xem thêm: Các khách sạn tại Sầm Sơn
Truyền thuyết cảm động của hòn Trống Mái – Ảnh: Sưu tầm
Chuyện kể rằng, ở vùng Sầm Thôn, có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến, trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung, một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc.
Hòn Trống Mái nằm kề sát bên nhau – Ảnh: Sưu tầm
Từ đó, cò ở lại cùng chàng. Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài; cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay, là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần, nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ, mà nguyện ở lại trần gian.
Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm, mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào…, cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò, mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt.
Xem thêm: Các khách sạn tại Thanh Hóa
Du khách tham quan hòn Trống Mái – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thanh Hóa
Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép, biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt, thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ. Phiến đá đó, người dân gọi là hòn Trống Mái. Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu, mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.
Một truyền thuyết đẹp luôn ở trong kí ức của người dân địa phương về mối tình thủy chung – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Thanh Hóa
Nếu có dịp tới bãi biển Sầm Sơn, bạn đừng quên ghé thăm hòn Trống Mái để được nghe người dân nơi đây kể lại một câu truyện cảm động về tình yêu nhé.
Lương Mai – Kinhnghiemditour.vn
Leave a Reply
View Comments