Hội làng Yên Thái

Phường cổ Yên Thái là vùng có nhiều danh tích nổi tiếng, tuy nay cái còn, cái mất nhưng đều được lưu trong sử sách, những câu chuyện để lại trong lòng người bao kí ức khó quên.

 

Hội làng Yên Thái

Cổng làng Yên Thái

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

Phường cổ Yên Thái là vùng có nhiều danh tích nổi tiếng, tuy nay cái còn, cái mất nhưng đều được lưu trong sử sách, những câu chuyện để lại trong lòng người bao kí ức khó quên

 

Hội làng Yên Thái

Một góc cổ kính của làng

Yên Thái vốn từ thời Lý có tên gọi là phường Tích Ma, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Từ đời Minh Mệnh, phường Tích Ma được đổi thành một đơn vị hành chính mới gọi là xã Yên Thái với ba thôn là An Đông, An Thọ và Yên Thái. Ba thôn, nay là ba khối cụm dân cư thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Lễ hội thề Đồng Cổ là lễ hội truyền thống độc đáo của Thăng Long xưa do triều đình tổ chức, bách quan đúng ngày mùng 4 tháng 4 âm lịch phải đội ngũ chỉnh tề về đền làm lễ uống máu ăn thề nguyện giữ chọn chữ trung, chữ hiếu.

Hội làng Yên Thái

Đông đảo người tham gia lễ hội

Ngày hôm ấy, nhân dân trong thành phải treo đèn kết hoa. Bách quan khi về hội đền dưới sự điều hành của một viên quan tể tướng nghe viên quan trung thư đọc thệ thư rồi đọc lời thề như sau “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, thần minh chu diệt”.

Lễ hội Đồng Cổ là một nét đặc trưng văn hóa của lễ hội Thăng Long.

Hội làng Yên Thái

Nghi thức cầu phúc trong lễ hội

Yên Thái còn có hội đình vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch để tri ân công đức ông bà hàng dầu. Lễ hội có rước kiệu, có múa bồng, có tế lễ linh đình ở bốn làng: Yên Thái, An Thọ, Bái Ân và Xuân Đỉnh.

 

Hội làng Yên Thái

“Dâng đăng”- một nghi thức cổ

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

  

Ngoài hai lễ hội kể trên, Yên Thái còn có lễ tiên hiền tổ chức vào ngày 20 tháng 3 âm lịch để tôn vinh đạo học và cũng là để khai bút đầu xuân. Ngày hôm ấy, các dòng họ có người đỗ đại khoa đều tập trung con cháu ở nhà thờ họ, tuyên dương và ghi danh sách các cháu đỗ đạt vào sổ họ. Sau đó rước lễ, rước sắc văn ra đình tế thánh rồi rước về văn chỉ của làng tế đức Khổng Tử. Lễ rước có long đình, có cờ lọng, có quạt che hai bên. Cùng đi với đoàn rước có đội bát âm, đàn sáo tưng bừng. Về đến Văn Chỉ, sau khi làm các thủ tục lễ nghi, các nho sinh làm lễ khai bút đầu xuân, trong đó có tổ chức bình văn sướng họa thơ, để gây hứng khởi đồng thời cũng là để xem khẩu khí của con cháu. Đó là một nét đẹp văn hóa có tác dụng khuyến học, khuyến tài tôn vinh đạo học.
 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.