Hội làng Hải Bối từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Giêng giúp cho mọi người thư giãn sau một năm vất vả với ruộng đồng sông bãi.
” Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng Đông có miếu đằng Tây có chùa
Giữa chợ có đền thờ Vua
Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu “
(Ca dao)
Xã Hải Bối (tên Nôm là Bỏi) một miền quê gồm các làng Đồng Nhân, Cổ Điển, Hải Bối, Yên Hà, ở phía Tây huyện Đông Anh này đã có lịch sử từ ngàn năm xưa. Thời cổ, Hải Bối gọi là trang “Hạ Long”. Từ thời Lý Thái Tổ, người dân vùng quê sông Hồng nhìn thấy rồng vàng trên bầu trời Hồ Tây sau khi hiển hiện lại đậu xuống vùng đất Bãi Bỏi này. Đường đến Hải Bối từ Hồ Gươm qua cầu Chương Dương, hoặc cầu Thăng Long khoảng trên hai mươi kilomet.
Cổng làng Hải Bối
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Theo lời kể của các cụ ngày xưa có ba anh em họ Triệu là Triệu Nguyên, Triệu Chính, Triệu Lệnh. Thân phụ họ là bạn thân của Thi Sách. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết hại, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, bốn cha con họ Triệu tuyển mộ trai đinh trong làng và các vùng lân cận gia nhập nghĩa quân. Họ lập được nhiều chiến công ở vùng sông Hồng, sông Đuống.
Triệu Nguyên được phong làm Thượng tướng quân, Triệu Chính làm Toả đô đài tướng quân, Triệu Lệnh là Đại phu tướng quân. Đội quân thuỷ chiến của phó tướng Lưu Long đã bạt vía kinh hồn khi gặp thủy quân của họ Triệu. Lưu Long đã phải lui về địa phận sông Đuống.
Cuộc chiến ngày càng quyết liệt. Tô Định trực tiếp tổ chức phản công lại vào ngày 15 tháng 4 năm 42, cha con họ Triệu lãnh đạo thủy quân, chiến đấu đến phút cuối cùng, hi sinh trên sông nước. Nhớ ơn công lao của họ, nhân dân Hải Bối đã suy tôn các vị này làm thành hoàng làng. Đình còn phụ thờ các tướng thời Mạc, thời Lê như Phan Ngạc, Vũ Công Tể, vì có công dẹp loạn, mở mang xóm làng. Câu đối ở đình ghi, tạm dịch:
– Mệnh trời soi sáng triều vua(?), thần núi Tam Đảo xuống trần làm Đại tướng
– Đầu bờ cõi giương cờ họ Triệu, đồn binh Hải Bối đáng cho giặc nát tan.
Hội làng Hải Bối tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng. Trước đó có sự chuẩn bị của các giáp trong việc hậu cần, tế lễ, rước thánh và lễ tân. Đúng bảy giờ sáng kiệu bát cống do mười sáu trai đinh khiêng, mang theo hai choé tiến từ Đình Tứ ra Đình Nhị rồi vòng ra bãi sông Hồng. Dẫn đầu đoàn rước là một bô lão, mặt hóa trang ông Địa to như cái mẹt, hai tay cầm chiếc cần câu có buộc con cá to bằng chiếc mo cau để tạo không khí sôi nổi. Người cầm cá, thả bên trái, thả bên phải dẹp đường để đoàn rước khi tiến khi lùi. Khi đoàn rước ra đến bờ sông, một bô lão làm lễ tạ, rồi bốn trai đinh khiêng choé lên thuyền ra giữa sông Hồng lấy nước trong để về làm lễ mộc dục.
Hội Hải Bối rã đám vào ngày mồng 6 tháng Giêng, cuốn hút hàng nghìn người quanh vùng tới tham gia với những trò vui dân tộc. Ban ngày có thi đấu cờ người, leo cột mỡ. Tối có diễn tuồng cổ, hát trống quân. Đặc biệt hội làng Bỏi có hát ví giao duyên giữa các thanh niên nam nữ. Hai bên hát đối với nhau qua một sợi chỉ dài, nối với chiếc ống bơ được bịt bằng da ếch gọi là “hát ống”.
Cờ Người
Sôi động trò leo cột mỡ
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Họ hát với những câu ca giàu chất dân ca xứ Bắc. Hát đối đáp hết đôi này đến đôi khác. Giọng ca ví qua nhiều chặng: ví mời chào, ví làm quen,ví hát lỡm, ví xe kết, ví chia tay. Hội làng Hải Bối giúp cho mọi người thư giãn sau một năm vất vả với ruộng đồng sông bãi.
Hát “ống”
Hát trống quân
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Vùng quê Hải Bối từ năm 1941 đến 1945 là ATK (an toàn khu) của Trung ương Đảng ta. Quán cơm bà Đỗ Thị Điểm (bà Tấc) trở thành nơi lui tới của cán bộ ta từ Hà Nội đi Việt Bắc. Cây gạo chợ Bỏi đã được gắn bia di tích . Quanh gốc gạo có vườn hoa, cây cảnh, bình cắm hương để ghi nhớ tấm lòng của người dân Hải Bối với Đảng thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
Leave a Reply
View Comments